7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,
và phụ huynh học sinh về công tác giáo dục môi trường
3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL và GV, HS và phụ huynh HS là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDMT cho HS và chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Làm được điều này sẽ huy động được các lực lượng chủ yếu tham gia vào hoạt động GDMT cho HS, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra của hoạt động giáo dục này.
Nhận thức của CBQL và GV các trường sẽ được nâng lên khi nhận được sự chỉ đạo, quan tâm và ủng hộ của cấp quản lý trực tiếp từ Bộ GD&ĐT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến các Sở GD&ĐT, Sở Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo các trường THPT. Hơn nữa việc chỉ đạo, hướng dẫn thực
hiện công tác GDMT trong trường học phải thống nhất, cụ thể. GDMT phải trở thành nội dung trong kế hoạch năm học của các nhà trường.
HT các trường THPT cần phải làm cho các chủ trương, chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường đến với tất cả CBQL, GV, nhân viên, HS trong nhà trường và các lực lượng ngồi nhà trường, nhằm làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn về thực trạng cũng như tác động của môi trường đối với cuộc sống của con người, từ đó xây dựng nên thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia BVMT.
3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện
Từ thực trạng một bộ phận HS và GV chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác GDMT ở nhà trường THPT đã làm hạn chế hiệu quả công tác GDMT ở nhà trường THPT, vì thế HT cần phải có những biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức cho từng đối tượng, coi đây là công tác quan trọng hàng đầu cần phải tiến hành.
HT cần phải nhận thức vấn đề môi trường và BVMT trong thời đại ngày nay là vấn đề thời sự của thế giới, là vấn đền sống còn của con người, tác động sâu sắc đến lợi ích từng gia đình và sức khỏe mỗi người. Vì vậy, bên cạnh nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo đối với trường THPT từng năm học, HT phải xây dựng kế hoạch cụ thể với những giải pháp có tính khả thi về GDMT của đơn vị. Mục tiêu, nội dung, kế hoạch và những biện pháp GDMT này phải được thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức; các cuộc họp Hội đồng trường. Hội nghị phụ huynh HS và các tổ chức đoàn thể để có nhận thức đúng và thường xuyên thực hiện công tác GDMT. HT luôn cập nhật thông tin về môi trường và BVMT cũng như các nội dung về GDMT mới nhất để phổ biến cho GV.
hành công tác GDMT cho phó hiệu trưởng. Cần xác định trách nhiệm cụ thể của các đối tượng như sau:
* Đối với CBQL và GV
CBQL, GV và nhân viên trong trường là những thành viên của hệ thống chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường, trong đó có nhiệm vụ GDMT. Để mọi người nỗ lực trong công tác GDMT, trước hết phải có nhận thức đúng đắn về GDMT. Khi có nhận thức đúng về GDMT, không những họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà cịn có nhiều sáng kiến đóng góp cho phong trào GDMT của đơn vị.
Yêu cầu đối với HT trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về GDMT cho cán bộ, GV, nhân viên:
- Tổ chức cho cán bộ, GV học tập các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Nhà nước và của ngành Giáo dục về công tác GDMT trong giai đoạn hiện nay; phổ biến các tài liệu về môi trường và BVMT trong nước và trên thế giới làm cho cán bộ, GV hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, GDMT trong trường phổ thơng và trong cộng đồng.
- Đối với GV, ngoài trách nhiệm theo dõi quá trình học tập, sinh hoạt khác của HS theo quy định, HT giao thêm nhiệm vụ giáo dục HS về vệ sinh trường lớp, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tài sản của nhà trường. Ở những nơi có điều kiện, HT có kế hoạch phối hợp với địa phương để giao nhiệm vụ giáo dục BVMT cho HS trong các hoạt động tình nguyện như trồng cây bóng mát nơi công cộng, tuyên truyền công tác BVMT trong cộng đồng và tham gia làm vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nhà ở…
- Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên,…), thông qua Chi bộ nhà trường, HT cần chỉ đạo các tổ chức này phối hợp cùng nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động NGLL liên quan đến GDMT và kỹ năng BVMT cho HS. Trong đó,
yêu cầu lồng ghép các hình thức hoạt động tập thể như phương pháp sân khấu hóa, trị chơi, sinh hoạt chuyên đề,… để giáo dục HS về môi trường.
* Đối với HS
Trên cơ sở kết quả học tập về môi trường và BVMT trong các bài học chính khóa, từ những hoạt động về BVMT trong trường học và ngoài xã hội mà HS tham gia, HT theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS về ý thức BVMT, về kỹ năng ứng xử với các tình huống mơi trường thường xảy ra trong cuộc sống,… Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong q trình giáo dục tồn diện nhân cách HS ở trường phổ thông.
HT chỉ đạo các tổ chun mơn, Cơng đồn và Đoàn thanh niên nhà trường có kế hoạch tổ chức các chuyên đề, các hội thi đố vui để học, thi vẽ, viết, sáng tác về môi trường và BVMT để cung cấp tri thức cần thiết cho HS về mơi trường.
Đồn trường cần đưa nội dung BVMT với các hoạt động cụ thể như giữ gìn vệ sinh lớp học, xây dựng bồn hoa, bảo vệ cây xanh, cấm hút thuốc lá để đoàn viên thanh niên thi đua hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và tạo thói quen tự giác, xây dựng nếp sống văn minh cho HS.
* Đối với phụ huynh HS
Trong công tác giáo dục HS về moi trường và BVMT, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa và tác dụng hết sức to lớn. Muốn sự phối kết hợp này đạt kết quả tốt, trước hết HT cần làm cho phụ huynh HS thấy tầm quan trọng, sự cần thiết phải GDMT, từ đó giúp họ có sự quan tâm và giáo dục con em về vấn đề này. HT cần có kế hoạch với những nội dung công việc cụ thể, giao trách nhiệm cho GVCN thực hiện. Hàng tháng, GVCN báo cáo tình hình hoạt động BVMT của HS lớp mình ở gia đình và trong cộng đồng cho HT. Đồng thời nhà trường phải có nhận xét cụ thể về ý thức, thái độ BVMT và kỹ năng BVMT của HS cho gia đình biết. Sự phối kết hợp này cần
có kế hoạch cụ thể, đảm bảo chế độ thông tin hai chiều. * Đối với cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể xã hội
Trong năm học, HT cần liên hệ với địa phương để có kế hoạch chỉ đạo HS tham gia những hoạt động vệ sinh mơi trường vào các ngày lao động tình nguyện như thứ 7, chủ nhật bằng những việc làm thiết thực như tổng vệ sinh, trồng cây bóng mát, nạo vét kênh mương ở khu vực dân cư,... Hoạt động này nhà trường giao cho Đoàn Thanh niên, Cơng đồn hoặc cùng phối hợp với dân cư ở địa bàn để tổ chức với mục đích phát động mọi người, mọi nhà giữ gìn và BVMT. Làm tốt những hoạt động trên, sẽ giúp cho HS có nhận thức tốt về việc BVMT.