Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 51 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường

trung học phổ thơng huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về công tác giáo dục môi trường ở các trường trung học phổ thơng huyện Hồi Ân tác giáo dục môi trường ở các trường trung học phổ thơng huyện Hồi Ân

GDMT là một bộ phân của công tác giáo dục tổng thể ở các trường phổ thơng. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp, phương tiện… Nó có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS ở các trường THPT.

Qua số liệu ở Bảng 2.3, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết CBQL, GV và HS được khảo sát đều nhận thức đúng về sự cần thiết của công tác GDMT cho HS THPT, đây là điều kiện thuận lợi khi thực hiện công tác GDMT cho HS. Tuy nhiên, bên cạnh 96,7% CBQL, GV và 95,6% HS được hỏi cho rằng công tác này là rất cần thiết và cần thiết, thì vẫn cịn 3,3% CBQL, GV và 4,4% HS cho rằng công tác này không cần thiết. Như vậy, trong công tác quản lý, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để 100% CBQL, GV và HS trong các nhà trường nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của cơng tác GDMT trong việc phát triển tồn diện HS.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát sự cần thiết của công tác GDMT

Mức độ

Đối tượng khảo sát

CBQL, GV Học sinh

SL % SL %

Rất cần thiết 162 89,5 251 52,3

Cần thiết 13 7,2 208 43,3

Không cần thiết 6 3,3 21 4,4

Sự cần thiết của các nội dung GDMT cho HS được thể hiện trong Bảng 2.4. Trong đó, hầu hết CBQL, GV và HS đã khẳng định sự cần thiết của các nội dung GDMT.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV và HS về các nội dung GDMT Số Số TT Nội dung Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần

thiết cần thiết Không

SL % SL % SL %

1 Môi trường, hệ sinh thái, các thành phần

môi trường và mối quan hệ giữa chúng 580 87,8 69 10,4 12 1,8 2 Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo 524 79,3 121 18,3 16 2,4 3 Phát triển bền vững 546 82,6 115 17,4 0 0 4 Dân số, tài nguyên và môi trường 578 87,4 83 12,6 0 0 5 Sự ơ nhiễm và suy thối mơi trường 594 89,9 67 10,1 0 0 6 Các biện pháp BVMT 573 86,7 71 10,7 17 2,6 7 Có tình u thiên nhiên, q hương đất nước 542 82 106 16 13 2 8 Quan tâm thường xuyên đến môi trường

sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng 573 86,7 88 13,3 0 0 9 Bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước và

khơng khí 588 89 73 11 0 0

10 Giữ gìn vệ sinh, an tồn thực phẩm 568 86 93 14 0 0 11 Chủ động tham gia các hoạt động BVMT 560 84,7 101 15,3 0 0 12 Có kỹ năng phát hiện vấn đề môi trường

và ứng xử tích cực với các vấn đề nảy sinh 474 71,7 187 28,3 0 0 13 Có hành động BVMT 491 74,3 170 25,7 0 0 14 Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia

Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tiến hành khảo sát đối với 480 HS về mức độ thực hiện và hiệu quả của 2 hình thức GDMT là thơng qua tích hợp, lồng ghép trong các mơn học trên lớp và thông qua các hoạt động NGLL.

Kết quả: Các em HS được điều tra đều đánh giá nhà trường có tổ chức cơng tác GDMT và đánh giá các hoạt động đó có hiệu quả.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ thực và hiệu quả của 2 hình thức GDMT

Hình thức

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % SL % Tích hợp, lồng ghép trong các môn học trên lớp 115 24 365 76 0 0 140 29,2 302 62,9 38 7,9 Thông qua các hoạt

động NGLL 84 17,5 396 82,5 0 0 105 21,9 363 75,6 12 2,5 Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL và GV về ý thức và hành vi đối với mơi trường của HS, thì kết quả có 2,7% ý kiến đánh giá ý thức và hành vi đối với môi trường của các em là tốt, 13,8% ý kiến đánh giá ý thức và hành vi của các em là khá, 76,2% ý kiến đánh giá ý thức và hành vi là trung bình, 7,3% ý kiến đánh giá là yếu.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá ý thức, hành vi BVMT của HS Kết quả đánh giá Kết quả đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

5 2,7 25 13,8 138 76,2 13 7,3

Với kết quả Bảng 2.6, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù các em HS có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác GDMT và đánh giá nhà

trường tổ chức công tác này thương xuyên và có hiệu quả, nhưng nhiều HS chưa hình thành thói quen BVMT sống của mình, ý thức và hành vi đối với mơi trường cịn yếu. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động để các em thực hiện các hành vi BVMT, từng bước hình thành thói quen BVMT là việc làm cần thiết đối với công tác GDMT ở trong các trường THPT.

2.4.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục môi trường đến công tác giáo dục môi trường

Trong nhà trường THPT, công tác GDMT cho HS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách tồn diện cho các em. Vì vậy, quản lý công tác GDMT là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các CBQL và GV.

Bảng 2.7. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDMT Số Số TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng Nhiều Ít Khơng ảnh hưởng SL % SL % SL % 1 Sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT 121 75,6 37 23,1 2 1,3 2 Tinh thần trách nhiệm của BGH về chỉ

đạo công tác GDMT 151 94,4 9 5,6 0 0

3 Các biện pháp quản lý công tác GDMT

của BGH 148 92,5 12 7,5 0 0

4 Tinh thần trách nhiệm của GV các mơn

có tích hợp nội dung GDMT 149 93,1 11 6,9 0 0 5 Tinh thần trách nhiệm của GV khác 116 72,5 44 27,5 0 0 6 Kiến thức về môi trường và GDMT

của GV 132 82,5 28 17,5 0 0

7 Năng lực tổ chức các công tác GDMT

của GV 134 83,7 26 16,3 0 0

8 Sự gương mẫu về BVMT của GV 143 89,4 17 10,6 0 0 9 Sự chủ động trong các cơng tác GDMT

của Đồn thanh niên 154 96,2 6 3,8 0 0

10 CSVC và nguồn tài chính phục vụ cho

GDMT 109 68,1 51 31,9 0 0

11 Công tác phối hợp giữa các lực lượng

Qua số liệu Bảng 2.7 cho thấy hầu hết CBQL và GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của quản lý công tác GDMT trong nhà trường, đều cho rằng công tác này chịu sự tác động nhiều của các yếu tố tinh thần trách nhiệm của BGH về chỉ đạo công tác GDMT, các biện pháp quản lý công tác GDMT của BGH, tinh thần trách nhiệm của GV các mơn có tích hợp nội dung GDMT, sự gương mẫu về BVMT của GV và sự chủ động trong công tác GDMT của Đồn thanh niên.

Trong tương quan các yếu tố, thì yếu tố tinh thần trách nhiệm của BGH về chỉ đạo công tác GDMT và sự chủ động trong công tác GDMT của Đồn thanh niên được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất.

Vấn đề này thể hiện qua thực tế BGH nhà trường đã chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản chỉ đạo các hoạt động về môi trường của ngành dọc và của địa phương, từ khâu triệu tập, tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện đến các hoạt động mẫu, kiểm tra nên các trường đã triển khai tốt công tác GDMT theo chủ điểm. Sự chủ động trong cơng tác GDMT của Đồn thanh niên, thực tế các Đồn trường đã làm tốt cơng tác GDMT, nhất là trong công tác tham mưu, đề xuất cho BGH tổ chức tốt các hoạt động NGLL theo chủ đề, chủ điểm của Đoàn cấp trên chỉ đạo như Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, bảo vệ dịng sơng q em,... đã thu hút đơng đảo HS tham gia, qua đó góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS.

Bên cạnh đó, bằng kiến thức về môi trường và BVMT được học, được tập huấn và sự gương mẫu của đội ngũ GV cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác GDMT.

Các yếu tố tinh thần trách nhiệm của GV dạy các bộ môn khơng tích hợp, lồng ghép GDMT, CSVC, nguồn tài chính phục vụ cho GDMT, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường được đánh giá chưa cao.

Chứng tỏ CSVC các trường cịn thiếu thốn, nguồn tài chính chi cho cơng tác GDMT chưa thảo đáng, một số GV chưa đủ năng lực tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn về GDMT ngoài những buổi lao động vệ sinh trường, lớp hay tổ chức cho lớp đi tham quan, dã ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)