CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong hệ thống trường ischool khu vực miền trung (Trang 43 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GDKNS

GDKNS CHO HS TIỂU HỌC

Bản chất của con người là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên và xã hội. KNS của mỗi con người mang bản chất xã hội cho nên sự hình thành, phát triển KNS của mỗi cá nhân bao giờ cũng chịu sự chi phối tổng hợp các yếu tố như: yếu tố giáo dục nhà trường, yêu tố giáo dục gia đình, yếu tố giáo dục xã hội và bản thân tự giáo dục của bản thân.

1.4.1. Yếu tố chủ thể quản lý

Yếu tố giáo dục nhà trường

Giáo dục nhà trường là hoạt động GD trong các trường lớp thuộc hệ thống GD quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định. GD nhà trường được tiến hành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách. Thông qua GD nhà trường, mỗi cá nhân được bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết, đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn.

Nhà trường là một hệ thống GD được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GDKNS cho HS. Với hệ thống chương

35

trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, GV được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động GDKNS cho học sinh.

Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Vì vậy, mỗi người ln hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ, ... đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, GD gia đình vẫn khơng thể thay thế hồn tồn GD của nhà trường.

Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hường lớn của điều kiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ, ... đặc biệt là mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn. Tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Yếu tố giáo dục xã hội

Địa bàn dân cư nơi học sinh cư trú, các cơ quan, ban ngành, ... ảnh hưởng rất lớn đến việc GDKNS cho HS nói chung và HS tiểu học nói riêng. Mơi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho GDKNS và hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng họp để GD HS có hiệu quả.

36

1.4.2. Yếu tố đối tượng quản lý

1.4.2.1. Giáo viên

Đối với đội ngũ cán bộ GV nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cơ giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Vì vậy, chúng ta rất cần những thầy cơ giáo ngồi kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

1.4.2.2. Học sinh

Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trị điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một mơi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trị khơng những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là an chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường cịn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó ln hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hịa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hồn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.

1.4.3. Yếu tố môi trường

1.4.3.1. Môi trường bên trong nhà trường

 Trong nhà trường: Do nội dung, tích chất, mục đích của các mơn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về

37

phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.

 Trong gia đình: Các em ln cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các cơng việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hồn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.

 Các điều kiện cơ sở vật chất: Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh. Cùng với các hoạt động động giáo dục khác, GDKNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động.

1.4.3.2. Mơi trường bên ngồi nhà trường

Ngoài xã hội: Các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã

hội mang tính tập thể (đơi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.

Biết được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong cơng việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập.

38

Tiểu kết chương 1

KNS và vấn đề GDKNS cho con người đã xuất hiện từ xa xưa và được nhiều người quan tâm, nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chỉ mới đi vào nghiên cứu khái quát, chưa nghiên cứu cụ thể về một kỹ năng nào. Mặt khác, công tác quản lý các hoạt động GDKNS cho HS theo lứa tuổi trong các nhà trường phổ thông vẫn cịn là một bài tốn vơ cùng hóc búa đối với ngành GD hiện nay.

Ở chương 1, đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về GDKNS, đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm KNS, GDKNS, quản lý hoạt động GDKNS. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những nội dung của quản lý hoạt động GDKNS, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động GDKNS cho HS tiểu học. Qua đó cho thấy việc quản lý hoạt động GDKNS cho HS tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.

Lí luận ở chương 1 này làm cơ sở cho việc khảo sát, đanh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp phù hợp ở chương 3. Tuy nhiên, muốn đề ra được các giải pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì địi hỏi người cán bộ quản lý ngoài việc nắm vững những vấn đề về mặt lý luận đã trình bày ở trên thì phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng hoạt động GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay của các nhà trường.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CỦA HỆ THỐNG TRƯỜNG

ISCHOOL KHU VỰC MIỀN TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong hệ thống trường ischool khu vực miền trung (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)