đánh giá hoạt động giáo dục KNS của BGH nhà trường
Nội dung
Đánh giá hiệu quả thực hiện
Tốt Khá Trung
bình
Chưa tốt
SL % SL % SL % SL % Xây dựng các tiêu chí kiểm tra
đánh giá 0 0 21 47% 19 42% 5 11%
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch
hoạt động giáo dục KNS 22 49% 18 40% 5 11% 0 0 Kiểm tra đột xuất việc thực hiện
kế hoạch giáo dục KNS của các lực lượng trong nhà trường
70 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS thông qua kết quả rèn luyện của học sinh
9 20% 21 47% 14 31% 1 2% Kiểm tra việc phối hợp các lực
lượng giáo dục 6 13% 28 62% 9 20% 2 5%
Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS.
12 27% 23 51% 10 22% 0 0
Kết quả điều tra ở bảng 2.14 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS trong nhà trường còn chưa cụ thể, nên hiệu quả thực hiện chỉ đạt mức 47% khá, 42% trung bình và 11% chưa tốt. Tuy nhiên công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường về kế hoạch GDKNS được đội ngũ cán bộ quản lý và GV trong các nhà trường đánh giá khá tốt với số liệu thống kê được 49% tốt và 40% khá, 0% chưa tốt. Việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của BGH nhà trường được đánh giá chưa tốt mức trung bình chiếm cao 42% và chỉ 16% đánh giá tốt.
Theo số liệu thống kê trên bảng cho thấy nhà trường có chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng học sinh, phối hợp các lực lượng cũng như trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ, tuy nhiên mức độ quan tâm chưa cao, các trường tự đánh giá mức độ tốt chỉ chiếm từ 13% đến 27%, khá chiếm 47% đến 62%, trung bình từ 20% đến 31% vẫn còn thực trạng chưa thực hiện tốt nhưng không nhiều chỉ chiếm 2% đến 5%. Từ đó cho thấy nhà trường đã đang thực hiện việc quản lý GDKNS tuy nhiên bởi chưa có thang đánh giá cụ thể, cũng như kế hoạch kiểm tra đánh giá, ở đây việc thực hiện ở mức hình thức và chỉ phát động GV tiểu học lồng ghép chứ không yêu cầu bắt buộc như GV
71
chuyên trách KNS nên hiệu quả chỉ dừng ở mức khá, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, khơng phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.
2.3.2.7. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Để việc GDKNS đạt hiệu quả tối ưu, hiện tại Tập đồn nói chung cũng như hệ thống 03 trường iSchool đang khảo sát nói riêng cũng rất quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Như đã khảo sát ở biểu đồ 2.1 cho thấy về nhận thức 100% CBQL và GV đều hiểu rõ về tầm quan trọng của GDKNS cho HS tiểu học, chính vì vậy việc bồi dưỡng chun mơn được CBQL quan tâm và GV hưởng ứng rất nhiệt tình.
Theo kết quả khảo sát và thu được ở bảng 2.10, tại ý 6 cho thấy mức độ thực hiện đạt ở mức tốt (75%), Khá (25%).
Ở mục này, việc quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được tác giả tiến hành điều tra bằng phướng pháp phỏng vấn với 03 hiệu phó chuyên môn của 03 trường.
Dựa trên kế hoạch 03 năm gần đây của 03 trường, tác giả đều thấy việc bồi dưỡng chuyên môn được thực hiện thường xuyên, cụ thể; năm 2017-2018 diễn ra 3 đợt tập huấn, 2018-2019 có 04 đợt tập huấn và 2019-2020 hiện tại trên kế hoạch cũng đã có cụ thể 04 đợt tập huấn chuyên môn.
Những đợt tập huấn này được Ban chuyên mơn tập đồn tổ chức, tập hợp hết tất cả GVKNS để tập huấn cả về nội dung, phương pháp giảng dạy.
Qua khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn với 03 Hiệu phó chuyên môn, tác giả đã tóm tắt những ý kiến chung như sau, theo chỉ đạo của Ban chun mơn tập đồn, nhà trường sẽ thống kê lại những nội dung và phương pháp mà GV đang GDKNS cho HS, bao gồm thuận lợi và khó khăn, đặc biệt là sáng kiến của giáo viên về việc nâng cao chất lượng GDKNS. Từ đó, Ban
72
chun mơn tập đồn sẽ thống kê các ý kiến từ các trường và lập kế hoạch bồi dưỡng.
Mỗi đợt tập huấn các nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia, cả về mặt sắp xếp tiết dạy cũng như hỗ trợ kinh phí đi lại, điều này thể hiện rõ trên bảng kế hoạch của mỗi trường.
Để quản lý chặt chẽ chất lượng mỗi đợt tập huấn, giữa các nhà trường và người phụ trách đợt tập huấn đều thường xuyên thông tin để kịp thời chỉ đạo, nhắc nhở nếu có sai sót. Điều này được cả 03 hiệu phó chun mơn chia sẻ, mỗi ngày tập huấn nhà trường đều nhận được thời gian GV đến dự và kết thúc tham gia buổi học, và kèm theo bảng đánh giá thái độ tập huấn của mỗi GV.
Sau khi đợt tập huấn kết thúc, ban chun mơn tập đồn sẽ đưa ra bài phản hồi để các GV tham gia thực hiện. Bài phản hồi này sau khi được thông qua sẽ gửi về nhà trường để nhà trường tiếp tục chỉ đạo GV thực hiện GDKNS. Nhà trường tổ chức dự giờ bằng nhiều hình thức để kiểm tra cũng như đánh giá tiết dạy của GV sau khi được tập huấn, để làm cơ sở cho những đợt bồi dưỡng tiếp theo.
Nhìn chung hệ thống 03 trường iSchool đều đã và đang thực hiện tốt việc quản lý chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tuy nhiên chỉ thiên về chỉ đạo của Ban chuyên môn tập đồn, chưa thấy có kế hoạch tự bồi dưỡng hoặc nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho GV.
2.4. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Luận văn đã đặt ra câu hỏi cho 45 CB-GV để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng quản lý hoạt động GDKNS cho HS. Kết quả thể hiện ở bảng 2.15 như sau:
73
Bảng 2.15: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng QL GDKNS cho HS hiện nay
TT Nguyên nhân Rất ảnh hưởng Ảnh hường Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Nhà trường quan tâm đến việc GDKNS cho HS 18 40% 27 60% 0 0% 0 0% 2 Thống nhất mục tiêu, nội dung, kế hoạch GDKNS trong nhà trường 35 78% 10 22% 0 0% 0 0% 3 Cha mẹ chủ động liên hệ với nhà trường để giáo dục con cái. 3 7% 17 38% 13 29% 12 27% 4 Việc đánh giá hạnh kiểm HS được tổng hợp giữ công tác chủ nhiệm và công tác GDKNS. 0 0 10 22% 13 29% 22 49% 5 Hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội
0 0 12 27% 26 58% 7 15%
6
Tạo dựng được một dư luận xã hội trong và ngoài nhà
74 TT Nguyên nhân Rất ảnh hưởng Ảnh hường Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL %
trường quan tâm, ủng hộ GDKNS
7
Đổi mới phương pháp GDKNS của nhà trường, phối hợp với gia đình phù hợp, kích thích được ý thức tự giác của HS 6 13% 22 49% 14 31% 3 7% 8
Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng của nhà trường chưa khách quan, kịp thời.
4 9% 25 56% 16 36% 0 0
Theo kết quả ở bảng trên, cả 03 trường đều đã quan tâm đến công tác quản lý và GDKNS tỷ lệ đánh giá đạt mức tốt là 40%, khá 60% khơng có trung bình và yếu. Thể hiện rõ nhất ở việc có kế hoạch và thống nhất mục tiêu, nội dung GDKNS, đánh giá mức độ tốt đạt 78%, 22% khá và khơng có 0% trung bình, chưa tốt. Nhà trường đã có sự quan tâm bước đầu rất tốt cho công tác quản lý cũng như thực hiện GDKNS.
Bên cạnh đó, vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên việc thực hiện lại chưa thật sự hiệu quả; phương pháp dạy học chưa phong phú tỷ
75
lệ mức tốt chỉ 13%, khá chiếm 49%, mức trung bình đến 31% vẫn tồn tại 7% chưa thực hiện tốt.
Ngoài ra những yếu tố ảnh hưởng khác như sự phối hợp của PHHS, ảnh hưởng từ xã hội, việc đánh giá hạnh kiểm cũng như đánh giá quá trình GDKNS cũng chưa được tốt, theo số liệu thống kê trên mức độ chiếm tỷ lệ cao lại ở mức khá dao động từ 22% đến 56% và trung bình từ 29% đến 58%. Đáng chú ý nhất là yếu tố PHHS, tuy rằng đa phần PHHS trong hệ thống iSchool là tầng lớp trí thức, tuy nhiên họ lại chưa thật sự quan tâm đến con cái. Theo số liệu trên ta thấy chỉ 7% đạt mức tốt, 38% đạt mức khá, 29% mức trung bình và đến 27% chưa tốt, việc PHHS chưa phối hợp tốt với nhà trường là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDKNS cho HS đặc biệt ở đây là HS tiểu học. Đây cũng là một trong những khó khăn mà cả 03 trường đang khắc phục.
Nhìn chung các trường có thực hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý cũng như chất lượng GCKNS cho HS, nhưng trong quá trình hồn thiện nên cịn nhiều bất cập.
2.4.1. Thực trạng những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lý GDKNS cho HS hiện nay quản lý GDKNS cho HS hiện nay
Từ bảng 2.15 chúng ta lọc ra yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lý GDKNS qua bảng 2.16
76