3.1 .CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học
3.2.3.1. Mục tiêu đổi mới cách tổ chức, chỉ đạo
Đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của kế hoạch mới. Nếu như nhà quản lý vẫn tiếp tục tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh theo cách thức cũ, thì sẽ khơng có hiệu quả và khơng cải thiện được các tồn tại trong quá trình triến khai các hoạt động GDKNS trước đây.
Việc đổi mới cách tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản lý so sánh được tính khả thi của công việc, chất lượng của hoạt động GDKNS cho học sinh trước và sau khi thực hiện.
Khẳng định được năng lực của nhà quản lý, thúc đẩy hoạt động GDKNS cho HS tiểu học ngày càng phát triển. Đồng thời, giúp cho cán bộ quản lí đổi mới tư duy quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung đổi mới cách tổ chức, chỉ đạo
Điều 49 Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm ni dưỡng giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ học tập, rèn luyện, tham gia vào các hoạt động của nhà trường”.
Điều 97 Luật giáo dục 2005 cũng quy định về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục: “Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an tồn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh.
Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII cũng nhận định: “Gia đình và các tập thể cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo
93
đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với trường học”.
Như vậy, hoạt động GD học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trị trung tâm giáo dục và phối họp với cha mẹ học sinh, các lực lượng ngoài nhà trường cùng quan tâm đến giáo dục học sinh.
Đứng ở góc độ quản lý, chúng tơi cũng tiến hành đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phù hợp với kế hoạch đổi mới, với nhu cầu của xã hội, với sự phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.
- Đối với nhà trường: thành lập ban chỉ đạo, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp cho việc tiếp cận hoạt động này được rõ ràng, nhanh chóng hơn; tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của cấp trên, triển khai kịp thời đến các bộ phận trong nhà trường; đa dạng hóa các nội dung GDKNS thơng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách, ban chỉ đạo và ban quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các đơn vị trường học với các nội dung: Kỹ năng tổ chức quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng GDKNS cho học sinh, kỹ năng kiểm tra, giám sát và các kiến thức về tâm sinh lý học sinh theo lứa tuổi, ...
Xây dựng ban tham vấn tâm lý học đường trong nhà trường. Báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra phương pháp khắc phục cho các hoạt động giáo dục NGLL chưa có hiệu quả. Từ đó, điều chỉnh được cách quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh.
- Đối với giáo viên: tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp giáo dục hoạt động NGLL.
Tổ chức giao lưu giữa các đơn vị giáo dục, mở rộng các mơ hình GDKNS cho học sinh có hiệu quả thơng qua hoạt động giáo dục NGLL.
94
huynh học sinh, liên kết giữa các khối trong nhà trường hoặc cùng khối ở các trường bạn, đề ra các phương án tổ chức hoạt động NGLL; hiến kế các giải pháp, hình thức GDKNS cho HS.
Tổ chức gắn kết các hình thức học trên lớp với các hình thức học thực tế ngồi nhà trường, giúp cho các em được “Học đi đôi với hành”, phát triển tư duy theo chiều hướng tích cực và dần dần các em có ý thức tự thích nghi, tự hồn thiện nhân cách của mình.
- Đối với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội: liên kết với nhà trường, hỗ trợ nhà trường tuyên truyền tham vấn cho học sinh những kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng về tự bảo vệ bản thân, kỹ năng làm việc nhóm, ... những hiểu biết về tâm sinh lý ở lứa tuổi tiểu học.
Phối hợp với nhà trường tìm hiếu, nắm bắt được hồn cảnh gia đình của học sinh sống trên địa bàn. Thơng qua đó, giáo viên cũng nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của các em, giúp các em điều chỉnh hành vi và tự tin hơn trong cuộc sống.
Kết hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các phong trào, hội thi, tạo sân chơi lành mạnh, phát triển hoạt động GD NGLL thoát ra khỏi khuôn viên trường học, tạo điều kiện cho giáo viên- học sinh cọ xát với thực tế, tăng tính hiệu quả GDKNS cho HS.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp đổi mới tổ chức, chỉ đạo hoạt động GD KNS cho học sinh tiểu học
- Lập kế hoạch tổ chức quản lý chung toàn trường theo những mục tiêu đã đề ra.
- Phân công, giao chỉ tiêu cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên, đoàn thế.
- Phối hợp với Đoàn, Đội trong tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua, phát huy tính tích cực năng động sáng tạo của Đồn trong các hoạt động
95 phối hợp GDKNS cho học sinh.
- Xây dựng quy chế phối hợp của tổ chức Đoàn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Đoàn - GVCN- Ban đại diện CMHS, tạo ra các hoạt động NGLL bố ích, góp phần GDKNS cho học sinh đạt được hiệu quả cao.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh. Thông qua đại hội cha mẹ học sinh đầu năm, bàn bạc thống nhất các nội dung phối hợp giữa nhà trường- gia đình trong cơng tác GDKNS cho học sinh tiếu học thông qua các hoạt động NGLL.
- Điều kiện quan trọng nhất trong quá trình là nhận thức của cán bộ quản lí về cải tiến phương thức kiểm tra - đánh giá sau đó là sự quyết tâm của giáo viên trong việc thực hiện cải tiến phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá theo phương thức mới.
- Tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường- gia đình- xã hội, tham gia vào quá trình GDKNS cho học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp và các hình thức GDKNS cho các em.
- Chủ động phối hợp với các ban ngành chức năng như: công an giao thông, tư pháp quận, y tế, hội cựu chiến binh, mặt trận, ... cùng với nhà trường thực hiện các chuyên đề giáo dục như: giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, tuyên truyền phòng chống tội phạm, ...
- Xây dựng cam kết phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, bạo hành gia đình, cam kết phối hợp giải quyết các sự vụ gây mất an ninh nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh.
96
viên và phụ huynh học sinh hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có vấn đề về tâm lý, bị lệch lạc về KNS hoặc bị bức xúc về một vấn đề nào đó mà khơng thể tự giải quyết được. Ban tham vấn học đường là cầu nối giữa học sinh với gia đình, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Phần nhiều là các em học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật học hịa nhập hoặc các em có biểu hiện trầm cảm, tự kỷ.