3.1 .CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu đổi mới cách kiểm tra, đánh giá
Các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Cịn đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng việc.
Kiểm tra- đánh giá là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, khơng thể tách rời nhau, chúng hỗ trợ tương tác nhau. Kiếm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra.
Kiếm tra đánh giá là một khâu vơ cùng quan trọng của q trình quản lý. Một nhà quản lý nếu chỉ biết vạch ra kế hoạch, rồi tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy mà khơng có kiểm tra đánh giá, thì điều đó cũng đồng nghĩa là nhà quản lý khơng biết gì về quản lý cả. Vì vậy, khi chúng tơi đề xuất giải pháp đổi mới kế hoạch, đổi mới cách tổ chức và đổi mới cách chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học, thì cũng phải đưa ra giải pháp đổi mới cách kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung trên.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý nhìn nhận được thực chất kết quả mình đã thực hiện sau quá trình đổi mới kế hoạch thực hiện, đổi mới
97
cách tổ chức và chỉ đạo quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh. Mặt khác, việc đổi mới cũng thể hiện sự tiến bộ tích cực, sự năng động sáng tạo, phù hợp với quy trình phát triên hiện đại của giáo dục Việt Nam.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp chúng ta xác định được mục tiêu mới tốt hơn, chất lượng hơn từ các kiến nghị, đề xuất của những người tham gia hoạt động giáo dục sau một quá trình thực hiện và trải nghiệm. Giúp các trường nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, chỉ ra cho ta thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó uốn nắn, đơn đốc đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên dạy KNS cụ thể hơn nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động Giáo dục hs theo chuẩn phát triển trong nhà trường. Đồng thời, giúp cho cán bộ quản lí đổi mới tư duy quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung đổi mới kiềm tra, đánh giá
Kiếm tra, đánh giá việc lập kế hoạch GDKNS cho HS thông qua các kế hoạch hoạt động NGLL do giáo viên và tố chức Đội phối hợp thực hiện; thông qua kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; thông qua hoạt động giảng dạy các môn học.
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác GDNGLL cho học sinh như: Hội CMHS, Hội khuyến học và một số đơn vị có chức năng tuyên truyền trong cộng đồng xã hội.
Kiểm tra, đánh giá các hình thức tổ chức, thực hiện của các bộ phận hoặc cá nhân được nhà quản lý giao việc thực hiện; quy trình, phương pháp thực hiện các hoạt động và kỹ năng truyền đạt cho học sinh. Nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá thể hiện ở chỗ là khơng gị bó, khơng cứng nhắc, khơng bị giới hạn ở một đối tượng nào cả, mặc dù cơ bản vẫn là những tiêu chí mà
98
trước đây chúng ta vẫn áp dụng trong khâu kiếm tra, đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá các thông tin phản hồi từ các lực lượng tham gia công tác GDKNS cho học sinh, từ các lực lượng ngoài xã hội và cả các em học sinh tiểu học (đối tượng được trau dồi kỹ năng sống). Đây cũng là một nội dung mới trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá.
3.2.4.3. Cách đổi mới kiếm tra, đánh giá
- Đối với giáo viên: đổi mới kiểm tra đánh giá là đổi mới hình thức đánh giá, phương thức đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh. Cụ thể, trong quá trình tổ chức dạy học, quản lý lớp học, người giáo viên sẽ sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau; tăng cường đánh giá trong giờ, ngồi giờ, chính thức và khơng chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi, qua tự học, chuẩn bị đồ dùng học tập. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trị, có như vậy mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học.
Tăng cường công nghệ thông tin giúp đánh giá khách quan, chính xác và kịp thời. Đổi mới các tiêu chí đánh giá sao cho đánh giá được toàn diện các mặt của giáo dục học sinh; đảm bảo sự tin cậy, chính xác, cơng bằng, khách quan, phản ánh chất lượng thực; đảm bảo khả thi, phù hợp với điều kiện của học sinh, của cơ sở giáo dục.
Chú trọng kiểm tra đánh giá hành động, tình cảm của học sinh; nghĩ và làm. Năng lực vận dụng vào thực tiễn của học sinh thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Bồi dưỡng những phương pháp, kỹ thuật lấy thông tin phản hồi của học sinh để đánh giá q trình dạy học. Từ đó, giáo viên sẽ rút ra được những kết quả đã đạt được qua quá trình giáo dục về hoạt động rèn KNS cho học sinh;
99
đây cũng chính là cơ sở để đưa ra những kế hoạch, biện pháp điều chỉnh các tồn tại trong quá trình thực hiện. Điều này đã thúc đẩy cho hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học ngày càng hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Đối với các lực lượng phối hợp: chúng ta không thể đổi mới kiểm tra đánh giá giống như hoạt động giảng dạy của một người giáo viên chủ nhiệm được. Để thực hiện việc kiểm tra đánh giá, nhà quản lý cần dựa vào bản cam kết giữa nhà trường với các lực lượng phối hợp giáo dục ngồi nhà trường. Đó chính là giao ước trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học tại iSchool.
Nếu các hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục KNS cho các em được thực hiện tích cực, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; học sinh được tiếp thu nhiều kiến thức hiểu biết về KNS, biết tự điều chỉnh hành vi và làm chủ được bản thân, ... Như vậy, kết quả đạt được của học sinh trong quá trình học tập, trau dồi các kiến thức về KNS thông qua các hoạt động học văn hóa ở lớp cùng với các hoạt động GD NGLL, chính là thước đo để nhà quản lý có thể kết luận được kết quả thu được của công tác đổi mới kiểm tra đánh giá đối với các lực lượng phối hợp giáo dục ngoài xã hội.