Các nghiên cứu về tính bền vững nơng nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Các nghiên cứu về tính bền vững nơng nghiệp ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nông nghiệp bền vững là chủ đề tương đối phổ biến và được quan tâm từ rất lâu. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào lý luận về nông nghiệp bền vững, và nghiên cứu hiện trạng phát triển bền vững nông nghiệp hay sử dụng đất bền vững. Các nghiên cứu về tính bền vững nói chung, và tính bền vững trong nơng nghiệp nói riêng cịn rất hạn chế.

Nghiên cứu lý luận nông nghiệp bền vững và hiện trạng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam nói chung, như Nguyễn Văn Mấn (2002); Vũ Văn Nâm (2011), hoặc phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp pháp triển nông nghiệp bền vững áp dụng cụ thể ở một số địa phương như Lê Quang Nghĩa (2014); Phương Đoàn Ngọc (2014), Nguyễn Đăng Lộc (2011); Bùi Thị Thu Hằng (2012)…với các nghiên cứu tại các địa phương cụ thể. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn chủ yếu tập trung vào sử dụng đất bền vững phục vụ nông nghiệp (với các nghiên cứu của Đào Châu Thu (2010); Biên Soạn, Chu Thị Thơm (2006); Nguyễn Văn Thiết và cs (2005); Phạm Thị Phin (2012) … và các định hướng phát triển bền vững như các nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ cho canh tác nông nghiệp bền vững của Nguyễn Trọng Danh (2001), Nguyễn Văn Lịch (2017).

Các nghiên cứu đánh giá tính bền vững trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn rất hạn chế, chủ yếu tập trung đánh giá tính bền vững của các hoạt động sinh kế (chủ yếu áp dụng theo khung sinh kế bền vững của DFID) trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. Một số nghiên cứu điển hình về đánh giá tính bền vững sinh kế như Nguyễn Trường Thành (2003) đánh giá tính bền vững của hoạt động trồng rừng luồng; Lê Thanh Phong và Lê Đặng Ngọc (2014) nghiên cứu tính bền vững về sinh thái của mơ hình canh tác nơng nghiệp, và rất nhiều các nghiên cứu tính bền vững của các hoạt động sinh kế ni trồng thủy sản vùng ven biển như Dương Văn Nhã (2007); Nguyễn Thị Phương Loan (2011), Võ Thanh Tịnh và Chế Đình Lý (2013), Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Chung (2015) … Nghiên cứu về tính bền vững và chỉ số đánh giá tính bền vững liên quan tới nơng nghiệp có nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp của Nguyễn Ngô Văn Giới, Lương Thị Hồng Vân (2013)

Ngoài ra, các nghiên cứu mới thực hiện của chương trình đào tạo Khoa học bền vững (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp, sinh kế nông nghiệp, điển hình như nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mơ hình sản xuất café tại Dak Lak của Lê Chí Hiếu (2017) và nghiên cứu có đối tượng gần nhất đối với luận văn là nghiên cứu đánh giá tính bền vững mơ hình rau hữu cơ PGS tại Sóc Sơn của Nguyễn Ngọc Anh (2017), các nghiên cứu này chỉ đánh giá tính bền vững dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững mà khơng dựa trên các tiêu chí cụ thể và đánh giá định tính và mang tính chủ quan cao, do vậy, tính khoa học của đề tài chưa cao.

Như vậy, trong rất nhiều các tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững, hướng dẫn SAFA của FAO là một cơng cụ mới và uy tín mang giá trị khoa học cao, đã bắt đầu được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới để đánh giá tính bền vững các hệ thống nơng nghiệp. Tuy vậy, ngồi các nghiên cứu trong giai đoạn thử nghiệm bộ công cụ, các nghiên cứu độc lập áp dụng sau khi hoàn thiện chỉ số lại khá hạn chế. Đối với thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) – hai tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn được áp dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá và so sánh tính bền vững của các mơ hình áp dụng 2 tiêu chuẩn này được ghi nhận.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tính bền vững nói chung và tính bền vững trong nơng nghiệp nói riêng cịn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào đánh giá tính bền vững theo khung Sinh kế bền vững (DFID) hoặc dựa trên các tiêu chí mơ hồ tự xây dựng, tổng hợp theo 3 trụ cột của tính bền vững. Đây là một lỗ hổng khá lớn trong nghiên cứu tính bền vững tại Việt Nam. Áp dụng cơng cụ uy tín của FAO trong đánh giá các chuỗi theo các mơ hình nơng nghiệp, Luận văn sẽ đánh giá một số chuỗi sản xuất theo 2 mơ hình sản xuất nơng nghiệp sạch phổ biến tại Việt Nam trên cơ sở Hướng dẫn SAFA của FAO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 26 - 28)