Đặc điểm sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Sản xuất rau an toàn tại Việt Nam

1.3.1. Đặc điểm sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam

Theo tiêu chí và các nghiên cứu của FAO về sản xuất nơng nghiệp nhỏ (smallhoder), trên 80% diện tích canh tác ở Việt Nam được phân loại là sản xuất nhỏ, – với các đặc điểm điển hình của sản xuất nhỏ như diện tích sản xuất nhỏ, sử dụng chủ yếu nguồn lao động gia đình và sử dụng hạn chế các phương tiện cơ giới trong sản xuất.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cơ sở sản xuất (quy mô) nhỏ, dựa vào bối cảnh, kích thước địa lý, cơ sở vật chất và các yếu tố khác như sự phụ thuộc vào lao động gia đình… Các cơ sở sản xuất nhỏ là các nông dân, ngư dân, người trồng rừng với quy mơ nhỏ và quản lý diện tích canh tác nhở (từ dưới 2ha ). Đặc tính của các cơ sở sản xuất nhỏ là theo mơ típ dựa vào gia đình như sử dụng chủ yếu lao động gia đình cho sản xuất và sử dụng một phần sản phẩm cho tiêu thụ trong gia đình. Theo cơng bố của FAO, 80% diện tích nơng trại canh tác ở Châu Á thuộc về các cơ sở sản xuất quy mơ nhỏ (thường với diện tích lên tới 10ha) (FAO, 2012). Tại Việt Nam, kích thước trùng bình của một nơng hộ sản xuất nhỏ ở Việt Nam là 0.32 ha (FAO, 2015a) và có thể nói, khoảng 80% các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam là quy mơ nhỏ.

Kích thước trung bình của các trang trại Tỷ lệ của các trang trại nhỏ

Hình 1.4. Quy mô trang trại tại Việt Nam và một số nước trên thế giới

Nguồn: FAO, (2015a) Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD, 2017), nông nghiệp ven các đô thị lớn (nông nghiệp ven đơ)

o Tình trạng sản xuất khơng ổn định do ngày càng có sự mở rộng các vành đai đơ thị ra bên ngoài. Tốc độ đơ thị hố, khả năng quy hoạch đơ thị, chính sách và khả năng kiểm sốt sự phát triển đơ thị ảnh hưởng mạnh đến tính ổn định của nơng nghiệp ven đơ.

o Đất đai nơng nghiệp có xu thế giảm mạnh do tác động của q trình đơ thị hố. Trong nơng thơn ven đô tồn tại 3 xu thế về quan hệ ruộng đất:

 Đầu cơ đất và sự chống lại việc mở rộng không gian đô thị

 Giữ đất làm gia sản của những gia đình nơng dân và mua đất làm nhà nghỉ thứ 2 của các nhà giàu thành phố

 Mua ruộng đất nhằm phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp cho lợi nhuận cao.

o Nông nghiệp ảnh hưởng nhiều của sự ô nhiễm đô thị. Sự ơ nhiễm có thể có ngun nhân từ chính các hoạt động phi nơng nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của dân cư đông đúc và cả hoạt động thâm canh nông nghiệp ở ven đô gây ra.

o Quy mô nông hộ nhỏ bé. Sự mở rộng các thành phố sẽ càng làm xuất hiện nhiều các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ do đất đai nông nghiệp ngày một đắt đỏ và bị mất do đơ thị hố.

o Nơng nghiệp ven đơ có nhiều lợi thế về thị trường. Tận dụng lợi thế gần thành phố, nông nghiệp ven đô thường phát triển sản xuất các sản phẩm tươi sống rau, sữa, quả... tạo ra nền nông nghiệp khác biệt với đặc điểm thơng thường của nó. Đó là nền nơng nghiệp khơng (hoặc ít) mang tính mùa vụ.

o Tuy nhiên, sản phẩm đặc sản của các một số vùng nhỏ ven đơ vẫn có thể tồn tại và phát triển nhờ thị trường tiêu thụ luôn mở rộng. Các sản phẩm đặc biệt khác như hoa, cây cảnh cũng có cơ hội phát triển.

o Cuối cùng do yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái và nơng nghiệp cơng nghệ cao có nhiều cơ hội phát triển. Như vậy, đặc trưng sản xuất rau an tồn nói riêng và sản xuất nơng nghiệp nói chung ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng ven đô là quy mô nơng hộ nhỏ, tình trạng sản xuất không ổn định và dễ bị thu hẹp do đo thị hóa, ít mang tính thời vụ và có thị trường tiêu thụ lớn, tuy vậy nhạy cảm về môi trường do chịu sự ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm đô thị.

1.3.2. Các mơ hình sản xuất rau an tồn tại Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thế Anh và cs (2012) về hiện trạng sản xuất rau an toàn tại Hà Nội và Việt Nam, có chỉ ra các đặc trưng và các mơ hình sản xuất rau an tồn chủ yếu đang triển khai tại Việt Nam bao gồm 3 mơ hình chính: Sản xuất rau an

tồn diện rộng theo quy trình của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản xuất rau chứng nhận VietGAP và sản xuất rau hữu cơ.

Rau an tồn trở thành chương trình mục tiêu quốc gia bắt đầu từ năm 2000, ban đầu tập trung tại các vùng ven đô và vùng phụ cận nhằm đáp ứng cho nhu cầu rau của các thành phố lớn. Tại Việt Nam, có 3 loại mơ hình sản xuất rau an toàn đang được áp dụng rộng rãi, trong đó bao gồm:

- Sản xuất rau an toàn diện rộng theo quy trình RAT do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) ban hành.

- Sản xuất rau an tồn theo Tiêu chuẩn Thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP) được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn bảo trợ và khuyến khích với các quy định pháp quy hướng dẫn, yêu cầu được đánh giá và cấp chứng nhận và có nhãn riêng VietGAP.

- Sản xuất rau hữu cơ theo Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) được cơng nhận bởi Liên đồn quốc tế các phong trào nơng nghiệp hữu cơ (IFOAM), tuy nhiên chưa có cơ chế hỗ trợ và đảm bảo của cơ quan nhà nước. Các sản phẩm theo mơ hình này cũng được đánh giá và cấp chứng nhận đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và sản phẩm được dán nhãn hữu cơ của PGS.

Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP). Phong trào làm rau an toàn VietGAP phát triển mạnh nhưng kết quả thực hiện cũng rất hạn chế. Tới năm 2011, diện tích sản xuất đạt chứng nhận VietGAP và theo hướng VietGAP trên toàn quốc mới có gần 820 ha. Diện tích sản xuất rau có kiểm sốt chất lượng trên tồn quốc mới chỉ xấp xỉ 0,1% (dẫn theo Nguyễn Thị Liễu, báo cáo trình bày tại Hội thảo Luật An tồn Thực phẩm thách thức đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ 8/2011).

Hiện tại, quy định pháp luật về rau an toàn của Bộ NN&PTNT yêu cầu áp dụng và tuân theo tiêu chuẩn VietGAP, như vậy, RAT diện rộng sẽ phải tuân thủ theo VietGAP và sản xuất rau an toàn tại Việt Nam sẽ chỉ bao gồm 2 loại chính: sản xuất rau an tồn (theo VietGAP như quy định của Bộ Nông nghiệp) và sản xuất rau hữu cơ (một dạng đặc biệt của rau an toàn) theo mơ hình sản xuất hữu cơ của Hệ thống đảm bảo có sự

1.3.3. Chương trình chính sách hỗ trợ rau an toàn tại Việt Nam

Nhằm thúc đẩy phát triển rau an toàn đáp ứng nhu cầu cấp thiết về thực phẩm an toàn cho sức khỏe của người dân, nhiều chính sách hỗ trợ đã được đưa ra nhằm tạo khung pháp lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, các thành phần của chuỗi cung ứng, đặc biệt là mở rộng và liên kết các đơn vị tiêu thụ.

a. Quy hoạch vùng sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT

 Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”. Đề án đã đề ra mục tiêu phát triển diện tích sản xuất RAT đến năm 2010 đạt 2.400-2.500 ha và đến năm 2015 đạt 5.000-5.500 ha.

 Quyết định số 474/QĐ-UBND năm 2010 về việc “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020. Định hướng diện tích sản xuất rau tồn Thành phố năm 2020 là 16.276,7 ha, bao gồm: các vùng sản xuất rau tập trung và các vùng sản xuất rau phân tán do nông dân trồng tự phát.

 Đề án Quy hoạch các cơ sở sơ chế, chế biến và hệ thống tiêu thu rau an toàn: "Dự án quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030". Quy hoạch các cơ sở sơ chế, chế biến và hệ thống tiêu thụ RAT, đề xuất quy hoạch 05/06 chợ đầu mối bán buôn nông sản, quy mô 50-100 ha/chợ (trong đó bố trí khu vực bán rau, củ, quả chiếm khoảng 3 ha).

b. Hỗ trợ xây dựng, phát triển sơ chế, mạng lưới tiêu thụ

 Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở sơ chế RAT: Đề án xây dựng 15 cơ sở sơ chế RAT

 Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ RAT: dự án xây dựng và phát triển Hệ thống mạng lưới phân phối, tiêu thụ RAT trên địa bàn Thành phố, trong đó liên kết các cửa hàng, gian hàng diêu thị kinh doanh RAT đủ điều kiện được cấp chứng nhận, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, các dự án tiêu thụ rau an tồn... tham gia dự án.

 Tun truyền thơng qua tờ rơi, áp phích và các kênh truyền thơng báo, đài trung ương, thành phố... và hội chợ cổ động và thúc đầy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

 Xây dựng và phát triển các HTX, hiệp hội sản xuất, tiêu thụ RAT: Hướng dẫn, khuyến khích các địa phương thành lập HTX chuyên sản xuất và kinh doanh RAT.

c. Quản lý chất lượng và tập huấn nâng cao năng lực, chuyển giao kỹ thuật

 Ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT: Ban hành các quy trình kỹ thuật sản xuất RAT, Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội (QĐ 104/2009/QĐ-UBND TP Hà Nội)...

 Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chun mơn, năng lực quản lý chỉ đạo sản xuất – tiêu thụ RAT cũng rất được chú trọng. Tổ chức đào tạo 2 lần/năm cho cán bộ kỹ thuật về nghiệp vụ, phương pháp và kỹ năng chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát sản xuất RAT. Phân công cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát sản xuất RAT ở các vùng RAT tập trung và trên diện rộng

 Tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT cho nơng dân dưới nhiều hình thức: đề án huấn luyện IPM rau gắn với thực hành nông nghiệp tốt - VietGAP, đề án đào tạo nâng cao để cập nhật các quy định, điều kiện, kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về sản xuất RAT, đề án mơ hình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật cộng đồng (ứng dụng theo mơ hình hậu IPM của Tổ chức IPM-FAO tại Việt Nam)....

 Thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất RAT: đề án điểm thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất RAT như: làm rào chắn bẫy bọ nhảy trên rau cải; ứng dụng bẫy pheromone phòng trừ sâu hại; thử nghiệm phân bón vi sinh mới trên rau, thử nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới. Kết quả thử nghiệm đang được Chi cục Bảo vệ thực vật tuyên truyền ứng dụng trong các vùng sản xuất RAT.

Các chương trình, đề án và chính sách phát triển chuỗi cung ứng rau an tồn của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã đem lại những đóng góp tích cực thúc đẩy mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị gia tăng qua sơ chế cũng như liên kết các thành phần chuỗi cung ứng, lập mạng lưới và mở rộng thị trường tiêu thụ... Tuy vậy, còn nhiều bất cập trong công tác thực thi và giám sát thực hiện triển khai các chính sách, chương trình, đề án... ở cấp địa phương, đặc biệt là nâng cao mức độ và hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng và vai trò của hợp tác xã trong chuỗi.

1.3.4. Thực trạng chuỗi cung ứng rau an toàn tại Hà Nội a. Hiện trạng sản xuất rau an toàn a. Hiện trạng sản xuất rau an toàn

Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015”. Tính đến năm 2014, tổng diện tích canh tác rau an tồn của Hà Nội đạt khoảng 4.500 ha trên tổng diện tích canh tác rau khoảng 12.000 ha, tương đương với sản lượng RAT gần 400.000 tấn, đáp ứng 40% tổng nhu cầu tiêu dùng rau của Hà Nội (Theo CASRAD, 2017).

Hiện nay Hà Nội có trên 40 cơ sở sơ chế rau an toàn, trong đó có 5 cơ sở sơ chế có cơng suất lớn (từ 2.000 – 5.000 kg/ngày) tại các vùng sản xuất rau như: xã Yên Mỹ, Duyên Hà - Thanh Trì; Thanh Đa - Phúc Thọ; Văn Đức - Gia Lâm; Tiền Lệ - Hoài Đức. Cịn lại là các cơ sở chế biến nhỏ, cơng suất từ 200 – 1.000 kg/ngày gắn liền với tổ chức hoạt động sản xuất rau an toàn của các HTX. Đặc điểm chung của các nhà sơ chế là có khu rửa, sơ chế, phân loại, đóng gói rau, có nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên hầu như toàn bộ các nhà sơ chế từ khi xây dựng đến này đều chỉ vận hành 1 phần công suất do quy mơ sản xuất của mỗi hộ nhỏ, chưa có các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, người dân tự tiêu thụ sản phẩm do gia đình sản xuất ra. Mặt khác để để giảm chi phí (phí sơ chế, cơng vận chuyển), các hộ tự tiến hành sơ chế tại ruộng hoặc chuyển về nhà để sơ chế (Theo CASRAD, 2017).

Nông dân là tác nhân đầu tiên trong chuỗi cung ứng, mức độ đầu tư và trình độ sản xuất của họ đóng vai trị quyết định đến chất lượng và chủng loại sản phẩm cung ứng. Hiện nay, người sản xuất rau tiêu thụ sản phẩm của mình theo 2 hình thức: bán cho người thu gom, bán lẻ (hình thức chính) và tự mang đi bán trong trường hợp giá rau quá rẻ, nếu bán tại địa phương thì lãi thu được rất thấp. Đặc điểm chung của các vùng sản xuất rau an toàn tập trung của Hà Nội là có sự tham gia của các HTX. Tuy nhiên vai trò của các HTX rất mờ nhạt, do các HTX chưa xây dựng được mối liên kết tiêu thụ bền vững với các doanh nghiệp, siêu thị nên người nông dân vẫn tự tổ chức tiêu thụ.

Nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ và thu hút phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT tại các quận nội thành. Theo kết quả đề tài nghiên cứu của CASRAD (2017), hiện nay, tồn thành phố có 85 cửa hàng bán rau an toàn, 76 điểm phân phối tại khu dân cư, cơ quan... và 35 siêu thị có kinh doanh rau an toàn. Tuy nhiên việc trung chuyển và phân phối rau từ các vùng sản xuất trong và ngoài Hà Nội đến hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vẫn do 7 chợ bán buôn chi phối. Trong khi đó việc quản lý, kiểm soát chất lượng rau tại các chợ này chưa được thực hiện tốt, mọi loại rau từ các nguồn cung cấp khác nhau đều có thể tham gia giao dịch tại các chợ.

Trên địa bàn thành phố có 395 chợ dân sinh, ở mỗi chợ đều có người kinh doanh, bán lẻ rau. Một bộ phận những người bán lẻ tại các chợ chính là các hộ sản xuất nên có nhiều thơng tin cung cấp cho người tiêu dùng. Phần còn lại chiếm đa số là những người chuyên kinh doanh khơng có đầy đủ thông tin về sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng.

Hiện nay tỷ lệ rau an toàn phân phối đến người tiêu dùng chủ yếu thông qua kênh HTX đến siêu thị và của hàng tiện ích. Tuy nhiên kênh lưu thông này mới chỉ chiếm trên 10% lượng rau an toàn cung ứng cho Hà Nội. Phần lớn lượng rau an tồn sản xuất ra chưa tìm được kênh lưu thông phù hợp vẫn bán qua chợ bán buôn và bán lẻ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)