Phương pháp thu thập số liệu thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thực địa

Thông tin đầu vào cung cấp cho việc đánh giá tính bền vững theo cơng cụ SAFA- RAT được thu thập thông qua các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp thực địa (1) Quan sát thực địa, (2) Phỏng vấn đại diện cơ sở (key informant), kết hợp với Tham khảo tài liệu thứ cấp và xem xét hồ sơ – tài liệu trong sản xuất (tài liệu thứ cấp).

Các phương pháp này được thực hiện kết hợp trong việc thu thập thông tin cho từng tiêu chí, chỉ thị đánh giá (của 91 chỉ thị). Kết quả trong trường hợp có sự sai lệch giữa thông tin thu được của cùng một chỉ thị từ các phương pháp khác nhau sẽ dựa trên thứ

tự ưu tiên về độ tin cậy của mỗi phương pháp. Thứ tự ưu tiên này phụ thuộc vào từng nhóm chỉ thị đánh giá.

Cụ thể, thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp của các phương pháp theo từng nhóm chỉ thị như sau:

- Nhóm chỉ thị về thực hành trong sản xuất (thực hành và hiện trạng): (1) Quan sát thực địa, (2) Hồ sơ sản xuất, (3) Phỏng vấn người đại diện

- Nhóm chỉ thị về quản trị và phương thức quản lý, nhận định chung: (1) Xem xét hồ sơ- tài liệu, (2) Phỏng vấn người đại diện, (3) Quan sát thực địa.

- Nhóm chỉ thị về Minh bạch, sự tuân thủ: (1) Xem xét hồ sơ tài liệu, (2) Phỏng vấn người đại diện.

Nhóm các chỉ thị về thực hành trong sản xuất nông nghiệp bao gồm hiện trạng sản xuất, sơ chế, phân phối tiêu thụ và các thực hành cụ thể trong từng công việc. Thông tin từ quan sát thực tế trên thực địa có mức độ tin cậy cao nhất về hiện trạng và mức độ tuân thủ các quy trình, quy định trong thực hành nông nghiệp. Dữ liệu từ hồ sơ, các ghi chép trong sản xuất (theo quy định sản xuất rau an toàn, hữu cơ) sẽ cung cấp bằng chứng việc thực hiện trong quá khứ theo một quá trình sẽ có độ tin cậy thấp hơn quan sát thực tế (đối với nhóm chỉ thị này). Do vậy, trong trường hợp thông tin thu thập được từ hồ sơ sản xuất và thực tế quan sát tại hiện trường có sự sai lệch, kết quả cuối cùng sẽ được kết luận dựa vào kết quả quan sát thực tế (đối với nhóm chỉ thị này). Tương tự, phương pháp phỏng vấn người đại diện cơ sở sẽ có mức độ tin cậy thấp nhất trong 3 phương pháp đối với nhóm chỉ thị thực hành sản xuất nơng nghiệp.

Nhóm chỉ thị thứ 2 về quản trị, phương thức quản lý và các nhận định chung bao gồm các định hướng, hoạch định trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm rau, các quy định và biện pháp kiểm soát, giám sát việc tuân thủ, quản lý các cá nhân, thành viên nông dân và đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như các nhận định, quan điểm chung về mối quan hệ đối với khách hàng, trong nội bộ các thành viên ... Nhóm chỉ thị này thể hiện mức độ hiệu quả về quản lý và các nhận định chung của người quản lý, mang tính chất dài hạn theo cả q trình nên thơng tin thu được từ hồ sơ, tài liệu (phản ánh theo lịch sử quá trình) và phỏng vấn người quản lý cơ sở sẽ có mức độ tin cậy và ưu tiên cao hơn phương pháp quan sát thực địa (chỉ phản ánh hiện trạng tại thời điểm quan sát). Cụ thể, thông tin thu được từ hồ sơ, tài liệu về các quy định, kế hoạch và các

hàng năm sẽ có mức độ tin cậy, ưu tiên cao nhất. Sau đó, nguồn thơng tin có mức độ ưu tiên, tin cậy thấp hơn là kết quả từ phỏng vấn người đại diện quản lý của mỗi cơ sở. Nhóm chỉ thị về Minh bạch và sự tuân thủ sẽ đánh giá về việc ghi chép đầy đủ việc thực hiện tất cả các quá trình và cơng việc (thời gian bón phân, loại phân bón, thời gian gieo hạt, phun thuốc, thu hoạch... và các chi phí đầu vào, đầu ra) nhằm thể hiện sự minh bạch và đảm bảo tính đầy đủ và chính xác cho truy suất nguồn gốc, đồng thời bao gồm các đánh giá về sự tuân thủ các quy định của sản xuất rau an toàn, hữu cơ (nội bộ, bên thứ 2, bên thứ 3 lấy mẫu). Ở nhóm chỉ thị này, thơng tin từ các ghi chép, hồ sơ và tài liệu cũng được sử dụng và đóng vai trò quyết định (mức độ tin cậy cao nhất) khi đưa ra kết luận. Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn người đại diện cũng được thực hiện song song đối với nhóm chỉ thị này với mục đích tham khảo và phịng ngừa trong trường hợp một số hạng mục hồ sơ tài liệu không đầy đủ.

Khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu là vùng sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, hữu cơ tại HTX Hịa Bình (Hà Đơng, Hà Nội) và Nhóm rau hữu cơ Bái Thượng (Sóc Sơn, Hà Nội được tác giả thực hiện vào tháng 1 và tháng 6 năm 2017 (đối với chuỗi sản xuất rau hữu cơ Bái Thượng) và tháng 5 và tháng 6 năm 2017 với chuỗi sản xuất rau an tồn HTX Hịa Bình.

Bảng 2.2. Hoạt động khảo sát thực địa

Địa điểm Thời gian

Vùng sản xuất rau hữu cơ Bái Thượng (thơn Bái Thượng, Thanh Xn, Sóc Sơn, Hà Nội)

11/06/2017 Khu vực sơ chế rau hữu cơ Bái Thượng (thôn Bái Thượng, Thanh

Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội)

11/06/2017 Cửa hàng phân phối (bán lẻ) rau hữu cơ Bái Thượng: Cửa hàng

thực phẩm sạch Bác Tôm (132 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội)

10/06/2017

Vùng sản xuất rau an tồn HTX Hịa Bình (thơn Hịa Bình, n Nghĩa, Hà Đơng, Hà Nội)

28/05/2017 Khu vực sơ chế rau an tồn HTX Hịa Bình (thơn Hịa Bình, n

Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội)

28/05/2017 08/06/2017

Địa điểm Thời gian

Cửa hàng phân phối (bán lẻ): Cửa hàng thực phẩm an tồn HTX Hịa Bình – Tầng 1 Chợ Hà Đông (Hà Đông, Hà Nội)

08/06/2017

Nguồn: Tác giả a. Phương pháp quan sát thực địa

Nhằm thu thập thông tin làm cơ sở dữ liệu đầu vào cho bộ công cụ đánh giá, tác giả áp dụng phương pháp quan sát thực địa, kết hợp đánh giá nhanh đối với các tiêu chí, chỉ thị liên quan tới thực hành sản xuất và hiện trạng sản xuất, sơ chế và phân phối, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, hữu cơ tại vùng sản xuất và khu vực sơ chế sản phẩm rau và đại diện cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.

Quan sát trực tiếp thực tiễn và đánh giá nhanh đối với 30 tiêu chí, gồm các chỉ thị thực hành nông nghiệp bền vững, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn (như sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, sử dụng các loại phân bón thuốc trừ sâu, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường….), và đánh giá hiện trạng các tiêu chí về sản xuất (số lượng sản phẩm, tỷ lệ che phủ/bê tơng hóa...), hiện trạng mơi trường và các thực hành trong sản xuất, sơ chế và sinh hoạt.

Bảng 2.3. Chỉ thị sử dụng quan sát thực địa

Chỉ thị Nội dung đánh giá Nhóm chỉ thị

26 Dự phịng rủi ro Kế hoạch, hoạt động ứng phó rủi ro và

phịng ngừa (Thực hành - tuân thủ) Quản trị chung 27 Biện pháp nông

nghiệp

Các biện pháp canh tác thích ứng (Thực

hành - tuân thủ) Quản trị chung 28 Chất lượng sản

phẩm

Các biện pháp đảm bảo chất lượng (Thực

hành - tuân thủ) Quản trị chung 33 Tỷ lệ phủ xanh Đánh giá tỷ lệ bê tơng hóa (Hiện trạng) Hiện trạng,

thực hành 36 Phương pháp canh

tác/làm đất

Các biện pháp canh tác thực hiện (Thực

hành - tuân thủ) Quản trị chung 39 Ơ nhiễm khơng

khí trong nhà Thực hành trong sinh hoạt (Hiện trạng) Hiện trạng, thực hành 40 Đốt phụ phẩm Hình thức xử lý phụ phẩm nông nghiệp

(Hiện trạng, thực hành)

Hiện trạng, thực hành

Chỉ thị Nội dung đánh giá Nhóm chỉ thị

41 Loại phân bón chung/sản xuất (Thực hành - tuân thủ) Quản trị chung 42 Độ phì đất Phương pháp cải tạo (sản xuất) (Thực

hành - tuân thủ) Quản trị chung 44 Quản lý đất Phương thức quản lý đất đang áp dụng

(Thực hành - tuân thủ) Quản trị chung 45 Thuốc trừ sâu

nhân tạo

Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học (Hiện trạng, thực hành) Hiện trạng, thực hành 46 Thuốc trừ sâu độc hại Sử dụng thuốc trừ sâu nhãn đỏ (Thực hành - tuân thủ) Hiện trạng, thực hành 51 Quản lý dịch bệnh mùa vụ

Các biện pháp quản lý dịch bệnh được áp

dụng (Thực hành - tuân thủ) Quản trị chung 52 Đa dạng sản xuất Loại cây trồng trong 1 khu vực canh tác

(Hiện trạng) Quản trị chung

55 Giảm sử dụng nước

Biện pháp tiết kiệm nước (Thực hành - tuân thủ)

Hiện trạng, thực hành 56 Tưới tiêu Có tưới tiêu (Hiện trạng) Quản trị chung 57 Loại tưới tiêu Hình thức tưới tiêu (Hiện trạng) Hiện trạng,

thực hành 58 Ô nhiễm nước Hình thức ơ nhiễm nước (Hiện trạng) Hiện trạng,

thực hành 59 Quản lý sinh khối Hình thức quản lý chất thải nơng nghiệp

(Thực hành - tuân thủ) Quản trị chung 60 Tái chế nguyên

liệu Tỷ lệ tái chế chất thải (Hiện trạng)

Hiện trạng, thực hành 61 Hiệu suất năng

lượng

Hoạt động tiết kiệm/tăng hiệu suất (Thực hành - tuân thủ)

Hiện trạng, thực hành 62 Nguồn năng lượng

tái tạo Nguồn nhiên liệu tái tạo (gỗ và than củi)

Hiện trạng, thực hành 63 Loại năng lượng

tái tạo

Sử dụng loại năng lượng tái tạo nào (Hiện trạng)

Hiện trạng, thực hành 65 Giảm thất thoát

thực phẩm

Biện pháp giảm thất thoát (Thực hành -

tuân thủ) Quản trị chung

69 Khoảng cách tới

nơi chăm sóc y tế Ước tính thời gian di chuyển (Hiện trạng)

Hiện trạng, thực hành 71

Khoảng cách tới nguồn nước uống

an toàn

Thời gian tiếp cận (Hiện trạng) Hiện trạng, thực hành

Chỉ thị Nội dung đánh giá Nhóm chỉ thị

72

Tiếp cận với nguồn nước phù

hợp và đầy đủ

Khả năng tiếp cận (đủ và chất lượng phù hợp) (Hiện trạng)

Hiện trạng, thực hành 73 Sử dụng thuốc trừ

sâu

Quy định về người phun (Thực hành -

tuân thủ) Quản trị chung

74 Bảo hộ khi phun thuốc

Quy định về bảo hộ khi phun thuốc (Thực

hành - tuân thủ) Quản trị chung 76 Tránh rủi ro Trang bị/cảnh báo giảm rủi ro (Thực hành

- tuân thủ) Quản trị chung

Nguồn: Tác giả

b. Phỏng vấn

Phỏng vấn bằng bảng hỏi với 91 hạng mục (chi tiết tại Phụ lục 2 của Luận văn) được thực hiện đối với 2 đại diện cơ sở (key informant) là người đứng đầu đại diện của 2 trường hợp nghiên cứu.

 Đối với chuỗi sản xuất rau an tồn HTX Hịa Bình là ơng Trịnh Văn Vĩnh – Giám đốc hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hịa Bình

 Đối với chuỗi sản xuất rau hữu cơ Bái Thượng là bà Trần Thị Thơ – trưởng nhóm sản xuất Bái Thượng.

Đây là 2 người cung cấp thơng tin chính (key informant) nhằm thu thập các thông tin liên quan tới 91 chỉ thị (sau đó lược bỏ 4 chỉ thị khơng áp dụng), đặc biệt là 62 chỉ thị về quản trị sản xuất, các hoạch định trong thực hành liên quan tới kinh tế- xã hội- môi trường, mối quan hệ trong chuỗi giá trị và các nhận định chung. Đây là các chỉ thị liên quan tới các thông tin về quản trị nói chung nên đối tượng phỏng vấn là người đại diện, phụ trách chung về các hoạt động trong cơ sở (cả 2 cơ sở đều là sản xuất nhỏ). 2 đối tượng này trực tiếp triển khai và nắm rõ các hoạch định, tổ chức thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định và đầu mối trong việc thực hiện kiểm tra đảm bảo chất lượng, báo cáo kết quả thực hiện.

Các thông tin thu được phục vụ cung cấp cơ sở dữ liệu cho 87 chỉ thị cụ thể (4/91 chỉ thị được xác định không áp dụng đối với cả 2 trường hợp nghiên cứu liên quan tới thuê lao động bên ngoài) được tác giả lựa chọn và điều chỉnh từ bộ tiêu chí SAFA Smallholder và SAFA Tool của FAO được xác định cụ thể trong chương 3 của Luận văn này và trình bày chi tiết tại phần Phụ lục của Luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)