Tính bền vững chuỗi sản xuất rau an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Tính bền vững chuỗi sản xuất rau an toàn

Theo nghiên cứu của FAO về tính bền vững trong phát triển chuỗi giá trị nông sản – TBVCGTNS (Sustainability in food value chain development), nguyên tắc cơ bản xác định tính bền vững trong chuỗi giá trị là đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị từ quan điểm 3 trụ cột là tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường (FAO, 2014c). Chuỗi giá trị nông sản đạt được sự bền vững khi tạo ra được sự cân bằng, hài hòa giữa các tác động về kinh tế, tác động về xã hội và tác động về mơi trường. Trong đó, khi chuỗi giá trị đem lại các tăng trưởng trong kinh tế và tác động xã hội cân bằng sẽ thể hiện là một chuỗi nơng sản tăng trưởng tồn diện. Khi chuỗi giá trị mang tới những tác động tích cực tới xã hội và tới mơi trường thì tương đương với mức độ xã hội sinh thái; và khi chuỗi nông sản tạo ra tác động tăng trưởng kinh tế đồng thời kiểm sốt tốt các tác động mơi trường, tạo ra các tác động tích cực tới mơi trường thì chuỗi đang đạt mức độ Tăng trưởng xanh. Tình bền vững của chuỗi nơng sản là giao thoa của 3 trạng thái tối ưu của chuỗi nông sản là tăng trưởng toàn diện, xã hội sinh thái và tăng trưởng xanh.

Hình 2.1. Tính bền vững trong phát triển chuỗi giá trị nông sản (TBVCGTNS)

Nguồn: FAO, (2014c).

Đối tượng nghiên cứu là tính bền vũng chuỗi sản xuất rau an tồn. Tính bền vững – hay giá trị cốt lõi cần duy trì của một chuỗi sản xuất rau an toàn tại Việt Nam đó là chất lượng sản phẩm nơng sản, trong đó đặc biệt quan trọng là tính an tồn đối với sức khỏe (an toàn thực phẩm).

Đảm bảo chất lượng và tính an tồn đối với sức khỏe của sản phẩm rau an toàn sẽ đảm bảo được sự cân bằng giữa các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời thể hiện mối tương tác hài hòa giữa hệ thống tự nhiên, con người và xã hội.

Cụ thể, đảm bảo tính an tồn và chất lượng rau đáp ứng được nhu cầu của thị trường với giá trị kinh tế của sản phẩm cao, đồng nghĩa với việc đem lại sự ổn định về kinh tế. Sản phẩm an toàn đem lại những lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe cho người sử dụng (cộng đồng) có bao gồm cả người sản xuất – tương ứng với sự ổn định về khía cạnh xã hội. Đồng thời, để đảm bảo tính an tồn của rau cần kiểm sốt chặt chẽ các tác nhân gây mất an toàn – những tác nhân này chính là các yếu tố trực tiếp và gián tiếp gây ra các tác động tới môi trường và hệ sinh thái. Do vậy, đảm bảo và duy trì tính an toàn

của sản phẩm cũng đem lại sự kiểm soát tốt các tác nhân ơ nhiễm, suy thối môi trường.

Để đánh giá cụ thể tính bền vững của các chuỗi giá trị sản xuất lựa chọn nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá được sử dụng và điều chỉnh dựa trên cơng cụ Đánh giá tính bền vững các hệ thống nông nghiệp (SAFA) của FAO với một số điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Các tiêu chí này được xây dựng bởi FAO và được phân loại theo các chủ đề tương ứng với các mục tiêu bền vững, thuộc 4 chiều cạnh của tính bền vững là Quản trị, Mơi trường, Kinh tế và Xã hội. Các tiêu chí đánh giá sẽ được trình bày cụ thể trong phần 3 của chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các chuỗi sản xuất rau an toàn tại hà nội trên cơ sở bộ tiêu chí SAFA (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)