Tỷ lệ kiểu gen và nhiễm đơn, nhiễm phối hợp theo locus Pvcs

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa hình di truyền của ký sinh trùng sốt rét và tính kháng thuốc sốt rét của plasmodium falciparum tại một số tỉnh biên giới thuộc khu vực bắc trường sơn, việt nam (Trang 104 - 108)

Kết quả xác định kiểu gen Số l-ợng Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm một kiểu gen 67 78,82 Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm phối hợp 18 21,18

Số mẫu nhiễm kiểu gen VK210 55 53,40

Số mẫu nhiễm kiểu gen VK247 48 46,60

Quần thể P. vivax tại khu vực Bắc Tr-ờng Sơn theo locus Pvcs biểu hiện

VK210 và VK247, trong đó kiểu gen VK210 chiếm tỷ lệ là 53,40% và kiểu gen VK247 chiếm tỷ lệ là 46,60%. Tổng số phát hiện đ-ợc 5 alen trong đó alen C phát hiện đ-ợc ở cả kiểu gen VK210 và VK247 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 20,75% và 16,98%. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm phối hợp 2 kiểu gen là 21,18% và giá trị MOI là 1,25. Tỷ lệ nhiễm phối hợp và giá trị MOI cho thấy tần suất truyền nhiễm sốt rét do P. vivax tại vùng này cao, trên cùng một bệnh nhân có thể nhiễm đồng thời 2 kiểu gen và trong 1 kiểu gen có chứa nhiều alen khác nhau.

So sánh kết quả với nghiên cứu của Lê Đức Đào và cs tại tỉnh Bình Ph-ớc giai đoạn 2005-2006 [14] xác định tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 kiểu gen tại Công ty cao su Phú Riềng là 37,8%, giá trị MOI là 1,35 cho thấy mức độ lan truyền sốt rét do P. vivax tại Bình Ph-ớc cao hơn so với khu vực Bắc Tr-ờng Sơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới nh- nghiên cứu của Imwong M. và cs (2005) [102] tại Thái Lan đã xác định 90/100 mẫu mang kiểu gen VK210, kiểu gen VK247 tại Thái Lan chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10%, tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 kiểu gen rất thấp 1%, giá trị MOI là 1,20. Kim J.R. và cs

[110] phân tích 151 mẫu bệnh nhân nhiễm P. vivax tại ấn Độ đã xác định có 150 mẫu mang kiểu gen VK210, chỉ có 1 mẫu mang kiểu gen VK247. So sánh với các kết quả trên cho thấy quần thể P. vivax tại khu vực Bắc Tr-ờng Sơn có sự khác biệt về tỷ lệ phân bố của các kiểu gen và tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 kiểu gen, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê cao với p < 0,001.

Số l-ợng alen phát hiện đ-ợc ở locus Pvcs của quần thể P. vivax tại khu vực Bắc Tr-ờng Sơn có sự t-ơng đồng với quần thể P. vivax ở Bình Ph-ớc (6 alen) nh-ng có sự khác biệt với quần thể P. vivax ở Thái Lan (10 alen) [102]

Sự khác nhau giữa quần thể P. vivax tại khu vực Bắc Tr-ờng Sơn với

quần thể P. vivax tại Thái Lan và ấn Độ có thể do sự khác biệt về địa lý, dẫn đến khác nhau về dịch tễ học, về sinh học và đặc tính lâm sàng.

3.3.2. Tính tính đa hình di truyền của P. vivax theo locus Pvmsp1

Ba đoạn biểu hiện tính đa hình cao trong tồn bộ locus Pvmsp1 sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này đ-ợc ký hiệu F1, F2, F3. Trong mỗi đoạn có chứa số l-ợng các đoạn lặp lại khác nhau tạo nên tính đa hình. Tổng số 85 mẫu nhiễm KSTSR P. vivax thu thập ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thuộc khu vực Bắc Tr-ờng Sơn đ-ợc sử dụng để phân tích tính đa hình di truyền theo locus Pvmsp1. Kết quả thu đ-ợc nh- sau:

Phân tích 85 mẫu bệnh nhân ở đoạn F1 xác định có 3 alen có kích th-ớc đặc tr-ng t-ơng ứng đ-ợc ký hiệu là A1, A2 và A3. Kích thước của các alen ở đoạn F1 nằm trong khoảng từ 360 đến 460 bp. ở đoạn F2, phân tích sản phẩm PCR xác định có 5 kích th-ớc đặc tr-ng cho 5 alen đ-ợc ký hiệu là B1, B2, B3, B4 và B5. Kích thước của các alen ở đoạn F2 nằm trong khoảng từ 1130 đến 1280 bp. ở đoạn F3, phân tích sản phẩm PCR xác định có 4 kích th-ớc đặc tr-ng cho 4 alen đ-ợc ký hiệu là C1, C2, C3 và C4. Kích thước của các alen ở đoạn F3 nằm trong khoảng từ 250 đến 340 bp (Hình 3.21, 3.22 và 3.23).

Hình 3.21. ảnh điện di các alen đặc tr-ng ở đoạn F1

L: Thang chuẩn 100 bp A1, A2 và A3: là cỏc alen khác nhau L A1 A2 A2 A3 L

500bp

Hình 3.22. ảnh điện di các alen đặc tr-ng ở đoạn F2

L: Thang chuẩn 1 kb B1,B2,B3,B4,B5: là cỏc alen khác nhau

Hình 3.23. ảnh điện di các alen đặc tr-ng ở đoạn F3

L: Thang chuẩn 100 bp C1, C2, C3 và C4: là các alen khác nhau

Trong 85 mẫu bệnh nhân, đoạn F1 xác định có 106 lần xuất hiện các alen, giá trị MOI là 1,25; đoạn F2 xác định có 101 lần xuất hiện các alen, giá trị MOI là 1,19 và đoạn F3 xác định đ-ợc 109 lần xuất hiện các alen, giá trị MOI quan sát được là 1,28. Số l-ợng và tần suất xuất hiện của từng alen ở 3 đoạn F1, F2 và F3 cụ thể ở từng tỉnh đ-ợc trình bày ở Bảng 3.17. L C3 C3 C2 C1 C1+4 L 200bp 400bp L B1 B2 B2 B4 B3 B4 B5 L 1500 bp 1000 bp 700 bp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa hình di truyền của ký sinh trùng sốt rét và tính kháng thuốc sốt rét của plasmodium falciparum tại một số tỉnh biên giới thuộc khu vực bắc trường sơn, việt nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)