Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ở một số nước trên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 27 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ở một số nước trên

ĐẤT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1. Trung Quốc

Trung Quốc thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, gồm hai dạng: (1) Đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nước; (2) Đất nông thôn và ngoại thành, ngoại thị thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp lần sửa đổi mới nhất năm 2005 quy định: “Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích cơng cộng, có thể căn cứ vào pháp luật

mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường”. Các nhà làm luật giải thích rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu Nhà nước, còn trưng dụng thì áp dụng đối với đất thuộc sở hữu Nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích SDĐ mà thơi.

Luật Đất đai ra đời năm 1986, đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1988, 1998 và 2004, chia đất đai thành đất nông dụng, đất dùng vào xây dựng (kiến thiết) và đất chưa lợi dụng. Luật quy định mọi đơn vị và cá nhân khi

cần đất đai để tiến hành xây dựng thì phải căn cứ vào pháp luật mà xin SDĐ thuộc sở hữu Nhà nước, trừ trường hợp xây dựng xí nghiệp hương trấn, nhà ở nơng thơn, cơ sở hạ tầng và cơng ích hương trấn. Nếu Nhà nước chấp nhận đề nghị đó thì trưng dụng đất thuộc sở hữu Nhà nước để cung ứng (trong một số trường hợp thì gọi là thu hồi QSDĐ), khi khơng có hoặc khơng đủ loại đất này thì trưng thu đất thuộc sở hữu tập thể để chuyển đổi thành đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là “đất ruộng cơ bản” đã được chính quyền xác định dùng vào sản xuất lương thực, bơng, dầu ăn, rau, hoặc đã có cơng trình thuỷ lợi tốt. Luật cịn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phải chiếm 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh. Nguyên tắc bảo vệ đất canh tác là “chiếm bao nhiêu, khẩn bấy nhiêu”, nếu khơng có điều kiện thì nộp phí khai khẩn cho cấp tỉnh dùng để khai hoang. Cấm không được chiếm dụng đất canh tác để xây lò gạch, mồ mả hoặc tự ý xây nhà, đào lấy đất cát, khai thác đá, quặng... Việc trưng thu các đất sau đây phải được Quốc vụ viện (Chính phủ) phê chuẩn: (1) Đất ruộng cơ bản; (2) Đất canh tác vượt quá 35 ha; (3) Đất khác vượt quá 70 ha. Trưng thu các đất khác do chính quyền cấp tỉnh phê chuẩn rồi báo cáo Quốc vụ viện.

Chính quyền địa phương từ cấp huyện trở lên có nhiệm vụ cơng bố và tổ chức thực hiện việc trưng thu đất đai, rồi cung ứng đất thuộc sở hữu Nhà nước cho các đơn vị kiến thiết theo phương thức xuất nhượng có thu tiền. Thế nhưng, các đất xây dựng sau đây nếu được chính quyền cấp huyện trở lên phê chuẩn thì cung theo phương thức giao sử dụng: (1) Đất cơ quan Nhà nước và đất quân sự; (2) Đất cơ sở hạ tầng đơ thị và sự nghiệp cơng ích; (3) Đất cơ sở hạ tầng trọng điểm được Nhà nước chăm lo về năng lượng, giao thông, thủy lợi...; (5) Các đất khác được văn bản pháp luật, hành chính cho phép.

Khi trưng thu đất đai thì phải bồi thường theo hiện trạng SDĐ lúc đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường đất, tiền trợ giúp an cư tính theo số nhân khẩu của hộ gia đình và tiền hoa màu. Tiền bồi thường đất bằng 6-10 lần, còn tổng số tiền trợ giúp an cư tối đa không quá 15 lần giá trị trung bình sản lượng hàng năm của 3 năm trước trưng thu.

Đối với đất thuộc sở hữu Nhà nước, khi nhu cầu đất vì lợi ích cơng cộng hoặc để cải tạo các khu đô thị cũ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì được thu hồi QSDĐ có bồi thường. Khi đó để thu hồi đất buộc phải di dời nhà cửa, vì vậy năm 1991 Quốc vụ viện ban hành Điều lệ quản lý di dời nhà cửa đơ thị, đến

năm 2001 thì thay bằng Điều lệ mới. Theo Điều lệ này thì bên di dời phải bồi thường về nhà cửa cho bên bị di dời bằng tiền tính theo giá thị trường hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản. Không bồi thường nhà xây trái phép hoặc nhà tạm đã hết hạn. Nói chung, chính quyền các thành phố lớn đều dựa trên văn bản pháp quy của Nhà nước để ban hành các quy định, điều lệ của địa phương về trưng thu đất và di dời nhà cửa (Phương Thảo, 2013).

2.2.2. Thái Lan

Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, q trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý thì việc bồi thường được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá giá trị bồi thường cho người bị thu hồi đất.

Thái Lan là đất nước cho phép hình thức sở hữu cá nhân với đất đai, do vậy về nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự thoả thuận giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó trên cơ sở một hợp đồng. Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ mức giá do một Uỷ ban của chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản. Giá bồi thường phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án; nếu dự án mang tính chiến lược quốc gia thì giá đền bù rất cao so với giá thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành thu hồi đất thì nhà nước hoặc nhà đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường. Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt, sau đó người bị thu hồi đất sử dụng tiền này đi mua đất tại khu vực khác. Nếu phải di chuyển nhà ở đến nơi ở mới, Uỷ ban này sẽ chỉ cho người dân biết mình được đến đâu, phải trả tiền một lần, được cho thuê hay mua trả góp... Tất nhiên cũng có việc bên bị thu hồi khơng chấp hành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra và khẳng định mức giá đền bù đã hợp lý chưa và dù đúng hay không đúng mà người bị thu hồi khơng di chuyển thì sẽ bị cưỡng chế. Việc khiếu nại về bồi thường sẽ do tồ án giải quyết (Phạm Bình Trị, 2013).

Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện rất tốt nên đa số các hộ dân đã hiểu và chấp hành tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện bàn giao mặt bằng của Nhà nước. Việc chuẩn bị khu tái định cư được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng mức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư. Việc thống nhất trong chỉ đạo, điều hành giải quyết khiếu kiện của công dân cũng như sự thống nhất về công tác; sự phân công nhiệm vụ,

phân cấp rõ trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết vướng mắc đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác BT, HT, TĐC.

2.2.3. Inđônêxia

Đối với Inđônêxia việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển của xã hội từ trước đến nay vẫn được coi là sự “hy sinh” mà một số người phải chấp nhận vì lợi ích của cộng đồng. Việc bồi thường chỉ giới hạn trong phạm vi bồi thường theo luật cho đất bị dự án chiếm dụng hoặc một số ít trường hợp bị thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư. Nội dung bồi thường được thực hiện theo 3 yếu tố quan trọng:

Đền bù tài sản bị thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập bị mất. Hỗ trợ di chuyển trong đó có trợ cấp, bố trí nơi ở mới với các dịch vụ và phương tiện phù hợp. Trợ cấp để ít nhất người bị ảnh hưởng có được mức sống đạt hoặc gần đạt so với mức sống trước khi có dự án. Đối với các dự án có tái định cư, việc lập kế hoạch, thiết kế nội dung di dân là yếu tố không thể thiếu ngay từ thời kỳ đầu tiên của việc lập dự án đầu tư đảm bảo những nguyên tắc:

+ Nghiên cứu kỹ phương án khả thi của các dự án để giảm thiểu việc di dân bắt buộc khi triển khai dự án.

+ Người bị ảnh hưởng phải được bồi thường và hỗ trợ để triển vọng kinh tế, xã hội của họ ít nhất cũng thuận lợi như trong trường hợp khơng có dự án.

+ Các dự án về tái định cư phải đạt hiệu quả ở mức càng cao càng tốt. + Người bị ảnh hưởng được thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến chi tiết về các phương án bồi thường tái định cư.

+ Các chủ đầu tư phải đặc biệt chú ý đến tầng lớp những người nghèo nhất, trong đó có những người khơng hoặc chưa có quyền lợi hợp pháp về đất đai, tài sản, những hộ gia đình do phụ nữ làm chủ (Phạm Bình Trị, 2013).

2.2.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtcủa một số tổ chức trên thế giới của một số tổ chức trên thế giới

2.2.4.1. Ngân hàng thế giới (WB)

Ngân hàng thế giới là tổ chức đầu tiên đưa ra chính sách TĐC khơng tự nguyện và được từng bước, nghiên cứu phát triển (chu kỳ 4 năm). Năm 1980 WB đưa ra Chính sách chung cho TĐC khơng tự nguyện trong Bản hướng dẫn hoạt động về những vấn đề xã hội trong TĐC không tự nguyện trong các dự án do

WB đầu tư. Năm 2004, Ngân hàng thế giới đưa ra bản hướng dẫn hoạt động về TĐC không tự nguyện.

Chính sách TĐC khơng tự nguyện của WB dựa trên nguyên tắc lựa chọn phương án TĐC ít nhất và có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, đại diện của những người thiệt hại vào thiết kế, khai thác, theo rõi giám sát q trình cơng việc TĐC.

Tiếp theo chính sách TĐC khơng tự nguyện được các ngân hàng khu vực đưa ra như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter Americal Development Bank - IADB) 1993, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (1995), Sổ tay TĐC (1998); Ngân hàng phát triển Châu Phi - AfDB (1995) (Phương Thảo, 2013).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w