Cơ sở pháp luật hiện hành về bồi thường, và hỗ trợ tái định cư khi Nhà

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 37 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam

2.3.5. Cơ sở pháp luật hiện hành về bồi thường, và hỗ trợ tái định cư khi Nhà

Nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định cịn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003 theo tinh thần Nghị quyết số 49-NT/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” đi vào cuộc sống. Một số nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực BTHT&TĐC quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003 như sau:

- Về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường vế đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Quy định cụ thể tại “ Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất” và “Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tái sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất”.

- Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất, trong đó Luật bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường về đất quy định tại Điều 75 là Bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất (có cùng nghĩa vụ tài chính như nhau); Bồi thường đối với trường hợp Cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có

đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Thể chế hóa các cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất cịn lại thơng qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp, đất ở, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất (từ Điều 77 đến Điều 81). Việc xác định mức bồi thường cho người có đất thu hồi đối với sử dụng có thời hạn khơng chỉ căn cứ loại đất, đối tượng sử dụng đất mà còn phải căn cứ thời hạn sử dụng đất còn lại của người sử dụng đất đối với đất đó.

- Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất cịn lại (Điều 76) cho một số trường hợp không được bồi thường về đất.

- Bổ sung quy định về việc BTHT&TĐC đối với các dự án đặc biệt: Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì người có đất thu hồi được BTHT&TĐC để ổn định đời sống sản xuất theo quy định của Chính phủ; Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách BTHT&TĐC; Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngồi mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách BTHT&TĐC thì thực hiện theo khung chính sách đó.

- Về chính sách hỗ trợ. Luật Đất đai năm 2013 bổ sung các quy định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ hơn về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp mà khơng có đất nơng nghiệp để bồi thường; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

- Về tái định cư Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án tái định cư

Bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khi thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Ngoài ra, Luật bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp chậm chi trả bồi thường do lỗi của cơ quan Nhà nước và do lỗi của người có đất thu hồi gây ra để đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực thi công vụ cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Luật cũng quy định cụ thể hơn về quyền tham gia của người dân trong quá trình lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 37 - 39)