trước khi thu hồi đất, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, ổn định. Cần có những chính sách hỗ trợ, tạo môi trường cho người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống như: hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án trên đất thu hồi của họ.
Hỗ trợ chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất trong lao động nông nghiệp, đây là biện pháp đặc biệt cần thiết trong trường hợp diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hẹp sau thu hồi đất. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo lập nghề mới thông qua phát triển các làng nghề truyền thống cũng như phát triển các ngành nghề công nghiệp mới, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cho việc buôn bán, kinh doanh của người dân sau khi thu hồi đất. Tổ chức các lớp học nghề, chú trọng việc giải quyết việc làm cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất. Cần phải khảo sát xem người dân có thể làm tốt những công việc gì, cơ cấu chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào để có định hướng hợp lí.
Cần quan tâm tới việc chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ sử dụng hợp lý, hiệu quả số tiền bồi thường, hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các nghề mới. Hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp khác thông qua đào tạo, hướng nghiệp, phát triển các công nghiệp gắn với dịch vụ, du lịch để người dân có thể tự tạo việc làm, khuyến khích người dân chủ động tự chuyển đổi việc làm... Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với chủ là doanh nghiệp để họ ưu tiên tuyển dụng lao động đối với người dân đã bàn giao đất.
4.6.4. Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc thực hiện chính sách thuhồi đất hồi đất
Tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, kiến nghị đề nghị của nhân dân đối với việc thu hồi đất nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất và tính nghiêm minh của pháp luật. Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường
hợp cố tình chống đối không nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho nhà nước để không làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của người bị thu hồi đất ở các công trình sau. Tuy nhiên, việc cưỡng chế thu hồi đất phải được nghiên cứu kỹ có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn và cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm tránh xảy ra những việc làm vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội của địa phương.
Tuyên truyền về các chính sách pháp luật BT, HT bằng nhiều hình thức để người dân hiểu và chấp hành nghiêm túc. Tại mỗi địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật làm nòng cốt tuyên truyền, thực hiện công tác bồi thường đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của quận, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 5.993,03 ha, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Đó là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Thuận lợi cho sự liên kết giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên cơ bản đã theo đúng quy định của Nhà nước. Theo số liệu thống kê đất đai năm 01/01/2020 tổng diện tích theo địa giới hành chính quận Long Biên là 5.982,1 ha. Trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 1.829,4 ha, chiếm 30,58 % tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất phi nông nghiệp 4.140,2 ha, chiếm 69,21% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất chưa sử dụng 12,4 ha, chiếm 0,21 % tổng diện tích tự nhiên.
3. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận Long Biên đã theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn quận Long Biên đã GPMB với diện tích 725,3 ha trên tổng số gần 140 dự án. Công tác GPMB trong thời gian qua trên địa bàn Quận đã thực hiện khá tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình hạ tầng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận từ đó làm thay đổi diện mạo đô thị của Quận Long Biên.
4. Dự án Đường 40m và dự án Khu nhà ở xã hội trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội; với diện tích thu hồi dự án Đường 40m là 70.892,6 m2, thu hồi của 235 hộ dân. Tổng số tiền bồi thường là 47.599.593 nghìn đồng, trong đó, bồi thường về đất nông nghiệp là 10.328.926 nghìn đồng, bồi thường về đất ở là 12.897.360 nghìn đồng. Có 168 hộ đất nông nghiệp được thưởng khoản thưởng tiến độ với số tiền là 214.998.207 đồng; có 9 hộ đất ở với số tiền 36.000.000 đồng. Dự án Khu nhà ở xã hội là 60.355 m2, thu hồi của 81 hộ dân, tổng số tiền bồi thường là 14.454.050 nghìn đồng, trong đó, bồi thường về đất nông nghiệp là 3.301.200 nghìn đồng, bồi thường về đất ở là
3.838.250 nghìn đồng. Có 43 hộ được thưởng tiền tiến độ đất nông nghiệp với số tiền là 55.029.303 đồng và 5 hộ đất nông nghiệp với số tiền là 20.000.000 đồng bàn giao trong phạm vi 15 ngày được thưởng khoản thưởng tiến độ. Kết quả là trong 2 dự án nghiên cứu có 41 hộ gia đình, cá nhân thu hồi đất ở đủ điều kiện được phần đất tái định cư.
Kết quả điều tra 70 hộ gia đình, cá nhân của dự án 1 có 25 ý kiến (chiếm 35,71%) bị thu hồi đất ở; 62 ý kiến (chiếm 88,57%) bị thu hồi từ 30% - dưới 70% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao và 55 ý kiến (chiếm 78,57%) bị thu hồi từ 70% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao trở lên đồng ý với việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường tại dự án. 100% các hộ bị thu hồi đất đồng ý trong việc xác định giá bồi thường cây trồng, công trình, mộ trên đất. Có 25 hộ bị thu hồi từ 30% - dưới 70% tổng diện tích được giao và 33 hộ bị Thu hồi từ thu hồi từ 70% tổng diện tích được giao trở lên ở dự án 1 không đồng ý về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống của Nhà nước. Có 38 hộ ở dự án 1 (chiếm 54,29%) và 21 hộ ở dự án 2 (chiếm 46,67%) ở dự án 2 hộ không đồng tình diện tích giao tái định cư.
5. Từ việc đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Đường 40m và dự án Khu nhà ở xã hội trên địa bàn phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ; giải pháp bồi thường về đất và tài sản trên đất bị thu hồi; giải pháp chính sách hỗ trợ; giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới.
5.2. KIẾN NGHỊ
Cần công khai minh bạch phương án bồi thường GPMB để mọi người dân biết và được góp ý vào phương án bồi thường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước. Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo của các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn với người bị thu hồi đất để giải thích về chế độ, chính sách và ý kiến thắc mắc, kiến nghị của người dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội (2017). báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
Bộ Nội Vụ (1959). Thông tư liên bộ số 1424/TTLB ngày 5/7/1959 về việc thi hành Nghị định 151-TTg.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Công văn193/BC-BTNMT ngày 6/9/2012 Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.
Chính phủ (2004). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai.
Chính phủ (2004). Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Chính phủ (2009). Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đặng Ngọc Dinh (2009). Tác động của công nghiệp hóa - đô thị hóa tới cộng đồng dân cư nông thôn và chính sách sử dụng đất, Hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội vấn đề và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia.
Đào Trung Chính (2014). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ & Nguyễn Thanh Trà (2013). Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013. tập 11. số 3.
Hồ Thị Lam Trà & Nguyễn Văn Quân (2006). Giáo trình Định giá đất. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Hoàng Thị Nga (2010). Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngô Thị Ngọc Hân (2015). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án hạ tầng giao thông, công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Phạm Bình Trị (2013). Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Phạm Phương Nam & Nguyễn Thanh Trà (2014). Bài giảng bồi thường giải phóng
mặt bằng. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Phan Thị Thanh Huyền (2013). Giáo trình Thị trường bất động sản, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
Phương Thảo (2013). Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới. Truy cập từ https://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi- dat-cua-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-292298/ ngày 11/11/2020.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai năm 2003. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai (2013). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
UBND quận Long Biên (2020). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2020 quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
UBND TP Hà Nội (2014). Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND TP Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính Phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND TP Hà Nội (2014). Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 Ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.
UBND TP Hà Nội (2014). Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 về việc Ban hành quy định một số nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính giao trong việc xác định giá đất ở cụ thể trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
PHỤ LỤC 1.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
DỰ ÁN: Đường 40m và Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh
Họ và tên: ... Chức vụ, chức danh: ... Đơn vị công tác: ...
I. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TRONG VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đánh giá về trình tự, thủ tục các bước thực hiện dự án:
... ... 2. Đánh giá về thái độ của các hộ dân có liên quan đối với dự án:
... ... 3. Đánh giá về tiến độ hoàn thành dự án so với kế hoạch vạch ra:
... ...
II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Đánh giá ưu, nhược điểm:
... ... 2. Đề xuất giải pháp:
... ... 3. Phân loại đánh giá: Kết quả tự đánh giá...………...
(Phân loại đánh giá theo 1 trong 3 mức sau:Dự án thành công xuất sắc; Dự án thành công; Dự án không thành công)
Ngày....tháng....năm 20...
Cán bộ tự đánh giá
(ký tên, ghi rõ họ tên)
Mẫu phiếu điều tra Thành phố: Hà NộiQuận: Long Biên
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên cá nhân (hoặc tổ chức) được hỏi ý kiến: ... ... Địa chỉ: ...
NỘI DUNG ĐIỀU TRA I. Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ
1. Trong việc xét duyệt đối tượng được bồi thường, hỗ trợ gia đình ông (bà) có gặp những khó khăn vướng mắc gì không?
Có Không
2. Theo ông (bà) quy định về việc bồi thường, hỗ trợ đã hợp lý chưa? Hợp lý Chưa hợp lý Một số vấn đề chưa hợp lý
3. Ông (bà) có nhận xét gì về việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường của Nhà nước:
Hợp lý Chưa hợp lý Ý kiến khác
4.Trong quá trình xét duyệt đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ ông (bà) có đơn thư gì về việc này không?
Có Không
II. Định giá bồi thường, hỗ trợ
1. Đối với đất ở:
1.1. Mức giá gia đình được bồi thường, hỗ trợ là: ... đồng/m2. 1.2. Giá đất thị trường tại thời điểm đó là: ... đồng/m2.
2. Đối với đất nông nghiệp:
Mức giá gia đình được bồi thường, hỗ trợ là: ... đồng/m2.
3. Đối với nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc (nếu có):
3.1. Công trình của nhà ông (bà) thuộc cấp, loại gì? ... 3.2. Giá bồi thường nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc là:
Giá nhà: ... đồng/m2. Giá các công trình khác: ... đồng/m2. 3.3. Giá xây dựng mới các công trình tương đương ở trên tại thời điểm đó là:
Giá nhà: ... đồng/m2. Giá các công trình khác: ... đồng/m2.
4. Đối với cây, hoa màu, vật nuôi (nếu có):
4.1. Loại cây, hoa màu, vật nuôi được bồi thường: ... 4.2. Giá bồi thường cây, hoa màu, vật nuôi được là: ... đồng/…….……..
5. Theo ông (bà), mức giá bồi thường xác định như thế đã phù hợp chưa: