Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thủ đơ Hà Nội, là một trong 9 quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Đơng Anh; - Phía Đơng giáp với huyện Gia Lâm; - Phía Nam giáp quận Hồng Mai;
- Phía Tây giáp quận Hồn Kiếm (UBND quận Long Biên, 2020).
Hình 4.1 Sơ đồ quận Long Biên
Quận nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, đồng thời tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đơng Bắc. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như q trình phát triển đơ thị hố, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh (UBND quận Long Biên, 2020).
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sơng Đuống với địa hình lịng máng cao ven theo đê hai sơng. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng của dịng chảy của sơng Hồng (UBND quận Long Biên, 2020).
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt.
Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của tồn Thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23- 24OC. Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 - 13 OC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6- 7OC.
Độ ẩm trung bình hàng năm của Quận và của thành phố Hà Nội nói chung là khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78- 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm (UBND quận Long Biên, 2020).
4.1.1.4. Thủy văn
Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sơng Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m3/s, mực nước mùa khô thường từ 2,5 - 3,5m, mùa lũ thường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m). Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thuỷ văn khơng ảnh hưởng
nhiều đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Long Biên. Tuy vậy, sự chênh lệch lớn về mực nước giữa mùa khô và mùa lũ cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển du lịch và nông nghiệp sinh thái ở các vùng bãi (UBND quận Long Biên, 2020).
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất:
Quận Long Biên khơng có nhiều khống sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sơng Hồng và sơng Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong những năm quận đang phát triển xây dựng. Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông.
Theo số liệu thống kê ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên quận Long Biên là 5.993,03 ha, trong đó:
- Đất nơng nghiệp 1444,95 (ha), chiếm 24,11% tổng DT tự nhiên - Đất phi nghiệp 4413,39(ha), chiếm 73,64% tổng DT tự nhiên - Đất chưa sử dụng 134,68(ha), chiếm 0,02% tổng DT tự nhiên
So với các quận nội thành của thành phố Hà Nội thì Long Biên có diện tích lớn nhất (UBND quận Long Biên, 2020).
Bảng 4.1 Diện tích tự nhiên các quận nội thành - thành phố Hà Nội
Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)
Ba Đình 924,95 Thanh Xuân 908,32
Long Biên 2.400,81 Cầu Giấy 1.202,98
Hoàn Kiếm 528,76 Hoàng Mai 4.032,38
Hai Bà Trưng 1.008,85 Đống Đa 995,78
Hà Đông 4.833,66 Long Biên 5.993,03
Nguồn: UBND quận Long Biên (2020)
b. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Sông Hồng, Sông Đuống, hồ Tai Trâu, hồ Kim Quan, hồ
Đầm Chấu...là những nguồn cung cấp nước mặt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước của quận vào mùa mưa.
Nguồn nước ngầm:Nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng lớn, chất
lượng nước tốt, có tầng bảo vệ chống ơ nhiễm. Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và một phần dịch vụ khác. Theo điều tra khảo sát, lượng nước ngầm
có thể khai thác tại nhà máy nước Gia Lâm số II trung bình khoảng 50.000 m3/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân (UBND quận Long Biên, 2020).
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của quận quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án về bảo vệ mơi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt hệ thống hành lang vỉa hè, hành lang an tồn giao thơng, trật tự an tồn giao thơng, quy hoạch và trật tự xây dựng đơ thị... qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường của quận Long Biên. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan môi trường của quận Long Biên vẫn đang bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân (UBND quận Long Biên, 2020).