KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.4.1. Khái quát tình hình thu hồi đất trên địa bàn cả nước
Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Sự quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất được cụ thể hóa ngay trong Luật đất đai năm 2013, ngoài ra các Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; Thông tư số 37/2014 ngày 30-6-2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, cũng thể hiện sự quan tâm đặc biết đối với người bị thu hồi đất và tính minh bạch trong công tác bồi thường, hỗ trợ. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ: ngày càng được xác định đầy đủ
đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.
Về mức bồi thường, hỗ trợ: ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị
thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
Về trình tự thủ tục tiến hành: bồi thường, hỗ trợ đã được tiến hành theo
trình tự thủ tục ngày càng chặt chẽ, tối giản, giải quyết được nhiều vướng mắc trong khi tiến hành GPMB, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đạt hiệu quả.
Áp dụng tại các địa phương: bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật
Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất đã tiến hành khá thuận lợi, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.
Việc nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tính chất phức tạp của
vấn đề thu hồi đất của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ có năng lực và có nhiều
kinh nghiệm ngày càng đông đảo; Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi GPMB, tiến độ GPMB trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực khi tiến hành GPMB. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước,
cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).