Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN
4.3.1. Các văn bản pháp lý có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên
trên địa bàn quận Long Biên
Trên cơ sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố và các Sở, Ngành có liên quan đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai và Nghị định Chính phủ giao như:
Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Quyết định số 22/2014/QĐ - UBND ngày 20/6/2014 quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất;
Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc;
Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 quy định về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách BTHT&TĐC; Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 về ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thông báo số 8514/STC-BG ngày 25/12/2017 của Sở tài chính về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật ni trên đất có mặt nước phục vụ cơng tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018;
Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định và bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
4.3.2. Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Long Biên có sự thay đổi khi văn bản quy định mới được ban hành và văn bản cũ hết hiệu lực như: Quyết định số 137/2007/QĐ - UBND ngày 31/11/2007, Quyết định số 18/2008/QĐ - UBND ngày 29/9/2008; Công văn số 5999/UBND - GT ngày 26/6/2009; Quyết định số 108/2009/QĐ - UBND ngày 29/9/2009, Quyết định số 02/2013/QĐ - UBND ngày 07/01/2013; Quyết định số 23/2014/QĐ - UBND ngày 20/6/2014...
Hiện tại, trình tự thực hiện BTGPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Long Biên được thực hiện theo Quyết định số 10/2017/QĐ - UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:
* Bước 1. Thành lập Hội đồng BTHT&TĐC; thành lập Tổ công tác (thực
hiện Điều 68 Luật Đất đai)
Sau khi có chủ trương về dự án, chấp thuận địa điểm quy hoạch của các cấp có thẩm quyền. Tổ chức được giao làm thường trực hội đồng thẩm định tham mưu UBND tiến hành làm thủ tục, trình UBND quận thành lập Hội đồng BTHT&TĐC và Tổ công tác.
* Bước 2. Lập, phê duyệt dự tốn chi phí tổ chức thực hiện BTHT&TĐC
(Thực hiện Điều 31 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập dự tốn chi phí tổ chức thực hiện BTHT&TĐC trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc phân bổ và sử dụng chi phí tổ chức thực hiện BTHT&TĐC của từng dự án thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Bước 3. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra (Thực hiện khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai)
- Họp dân: Chủ tịch UBND phường và Ban BTGPMB, Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB tổ chức họp thông báo về kế hoạch tiến độ chi tiết, các chính sách BTHT&TĐC với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất; tiếp tục công bố các tài liệu liên quan việc thu hồi đất, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Hình 4.3. Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm: Sau thời gian chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi mốc giới thu hồi đất giải phóng mặt bằng đã được xác định trên bản đồ và ngoài thực địa, Tổ chức làm nhiệm vụ BTGPMB phối hợp với UBND phường, Tổ công tác thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tịch đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi, lập biên bản thể hiện rõ các kết quả khảo sát, đo đạc.
Bước 1. Thành lập Hội đồng BTHT&TĐC; thành lập Tổ công tác
Bước 2. Lập, phê duyệt dự tốn chi phí tổ chức thực hiện BTHT&TĐC
Bước 3. Họp dân và tổ chức điều tra hiện trạng, xác nhận nội dung điều tra
Bước 4. Lập, niêm yết lấy ý kiến về dự thảo, hoàn chỉnh phương án BTHT&TĐC
Bước 5. Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án BTHT&TĐC
Bước 6. Công khai quyết định phê duyệt phương án BTHT&TĐC; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng
- Xác nhận của các cơ quan, đơn vị làm cơ sở lập phương án BTHT&TĐC: Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc điều tra, khảo sát, đo đạc và đóng dấu xác nhận Biên bản thì UBND phường có trách nhiệm hồn thành việc xác nhận và có văn bản xác nhận về các nội dung: Xác định nhà, đất trong phạm vi thu hồi của hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp hay khơng có tranh chấp; Nguồn gốc sử dụng đất, quá trình sử dụng đất ổn định theo Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;...
- Trường hợp các cơ quan liên quan tại khoản 3 Điều này không trả lời bằng văn bản cho đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng thì sẽ bị xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan và cán bộ công chức được giao nhiệm vụ trực tiếp thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
* Bước 4. Lập, niêm yết lấy ý kiến về dự thảo, hoàn chỉnh phương án BTHT&TĐC (Thực hiện điểm a, khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai và Điều 28 Nghị
định số 47/2014/NĐ-CP)
- Lập dự thảo phương án BTHT&TĐC; - Thẩm tra dự thảo phương án BTHT&TĐC;
- Xây dựng quy chế bốc thăm và tổ chức bắt thăm xác định vị trí đất ở hoặc nhà ở được bồi thường và vị trí đất ở, nhà ở tái định cư;
- Niêm yết công khai, lấy ý kiến về dự thảo phương án BTHT&TĐC.
* Bước 5. Hoàn chỉnh, thẩm định và phê duyệt phương án BTHT&TĐC
(Thực hiện điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai)
- Hoàn chỉnh phương án BTHT&TĐC và thẩm định phương án BTHT&TĐC.
- Trường hợp phương án BTHT&TĐC đã được Hội đồng BTHT&TĐC thẩm tra và niêm yết cơng khai mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có nguyện vọng được nhận tiền theo phương án đã thẩm tra và đang công khai và bàn giao ngay đất cho dự án thì UBND cấp xã ghi nhận nguyện vọng của người thu hồi đất (người bị thu hồi đất có đơn đồng ý hoặc ký xác nhận đồng ý trên bản dự thảo phương án); đồng thời, cho phép UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án, chi trả tiền bồi dưỡng, hỗ trợ, tiếp nhận và bàn giao mặt bằng diện tịch đất này cho đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng quản lý theo quy định.
* Bước 6. Công khai quyết định phê duyệt phương án BTHT&TĐC; chi trả tiền và bàn giao mặt bằng (Thực hiện khoản 3 Điều 69 và khoản 1 Điều 93
Luật Đất đai)
- Trong thời hạn khơng q 03 ngày kể từ khi có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án BTHT&TĐC, Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ BTGPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã tổ chức niêm yết công khai (cho đến khi hồn thành việc giải phóng mặt bằng dự án) tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi tồn bộ các phương án BTHT&TĐC đã được phê duyệt, văn bản của Hội đồng BTHT&TĐC thông báo cụ thể về: thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian nhận nhà,...; đồng thời gửi quyết định phê duyệt kèm theo phương án chi tiết BTHT&TĐC đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi.
- Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất ở, nhà ở được bồi thường; nhà, đất tái định cư.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận phương án tái định cư phải ký biên bản cam kết thời gian bàn giao mặt bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết; đồng thời bàn giao bản chính giấy tờ có liên quan quyền sử dụng đất và quyền sở hữu về nhà ở về UBND cấp xã để chỉnh lý hoặc thu hồi các giấy tờ trên theo quy định.
- Trường hợp sau khi đã được vận động, thuyết phục mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vẫn cố tình khơng nhận tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, khơng nhận nhà, đất được bố trí tái định cư và khơng chấp hành việc bàn giao đất thì UBND cấp huyện chỉ đạo đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ BTGPMB phối hợp với UBND cấp xã, tổ công tác và Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã lập biên bản lưu hồ sơ và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả này vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, giữ nguyên phương án BTHT&TĐC để làm căn cứ giải quyết khiếu nại sau này (nếu có), đồng thời Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai.
*) Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
khai, quán triệt các Luật và văn bản dưới luật của Trung ương và địa phương về đất đai; Các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên phát huy vai trò trong việc tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục các hội viên, đoàn viên và tổ chức vận động thực hiện tốt chính sách pháp luật về đất đai, GPMB.
- Ủy ban nhân dân quận: Điều hành tồn diện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn; Ban hành thông báo thu hồi đất, ban hành các quyết định thành lập Hội đồng và Tổ công tác, các quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án BTHT&T ĐC theo quy định…. Chỉ đạo Hội đồng BTHT&TĐC thẩm định và thực hiện phương ánbồi thường GPMB.
- Hội đồng bồi thường, GPMB có trách nhiệm: Nghiên cứu đề xuất với UBND quận để báo cáo UBND thành phố giải quyết những vướng mắc trong áp dụng chính sách BTHT&TĐC trên cơ sở phù hợp thực tế và đúng pháp luật; Tổ chức họp với người bị thu hồi đất, phổ biến, tun truyền về cơng trình, dự án, phạm vi ảnh hưởng, các chính sách bồi thường, thiệt hại, thời gian thực hiện, chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan liên quan có văn bản xác nhận theo quy định; Thẩm định và trình UBND quận phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có trách nhiệm áp dụng đầy đủ theo đúng chính sách về BTHT&TĐC của quy định; Hội đồng và Tổ công tác tự giải thể sau khi hoàn thành việc bồi thường thiệt hại, tái định cư GPMB và bàn giao đất cho chủ đầu tư.
- Ban bồi thường GPMB: Ban bồi thường GPMB quận là đầu mối chuyên môn giúp UBND quận về công tác BTHT&TĐC; Ban bồi thường GPMB quận có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB theo quy định; Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ GPMB, chỉ đạo Tổ công tác trong công tác GPMB, đôn đốc việc thực hiện các nội dung xác nhận của UBND phường và các cơ quan có liên quan; Tiếp dân và giải quyết các khiếu nại trong công tác GPMB…
- Ủy ban nhân dân phường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; Xác nhận bằng văn bản các nội dung về nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, thời điểm sử dụng đất, hạn mức giao đất nơng nghiệp… theo quy định.
- Phịng Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với UBND phường xác định nguồn gốc sử dụng đất, loại đất, thời điểm sử dụng đất, tham mưu cho UBND quận bàn hành quyết định thu hồi đất theo quy định; Đối với các phịng, ban khác
có liên quan căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ quyền hạn thực hiện công tác BTHT&TĐC theo quy định.