Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội

4.1.3. Điều kiện xã hội

- Trong lĩnh vực văn hóa xã hội; tỷ lệ hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 90,7%, vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ Tổ dân phố đạt danh hiệu Tổ dân phổ văn hóa là 68,1%, hồn thành chỉ tiêu được giao.

- Năm 2014-2018 mơ hình hoạt động Nhà văn hóa tổ dân phố cấp quận được triển khai thực hiện thí điểm tại 7 phường bước đầu có hiệu quả gắn với triển khai đầu tư lắp đặt các trang thiết bị thể dục thể thao ngoài trời đã thúc đẩy phong trào sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể thao thường xuyên, thu hút đông đảo người dân tham gia. Đến nay quận Long Biên đang triển khai đầu tư lắp đặt các trang thiết bị trên toàn bộ 14 phường trên địa bàn quận.

- Thể dục thành tích cao tiếp tục giữ vững vị trí tốp đầu Thành phố, đạt 148 huy chương các loại, vượt 118,4% so với kế hoạch. Phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng và đa dạng hóa các loại hình từ tổ dân phố. Chỉ tiêu người luyện tập TDTT thường xuyên đạt 33%/tổng số dân, gia đình thể thao đạt 26,2%/tổng số dân.

- Về giáo dục, đào tạo: Năm học 2014- 2018, giáo dục đào tạo quận Long Biên đạt và vượt các chỉ tiêu chất lượng. Công tác đầu tư cơ sở vật chất giáo dục tiếp tục được thực hiện.

+ Năm 2018, có tổng số 7 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng sổ trường trên địa bàn đạt chuỗi Quốc gia là 52/59 trường, đạt 88,14% (UBND quận Long Biên, 2020).

An sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, toàn quận đã giảm 73 hộ nghèo, đạt 243% chỉ tiêu Thành phố giao và đạt 146% chỉ tiêu quận giao. Xây dựng và bàn giao 14 nhà tình nghĩa, 7 nhà đại đồn kết.

+ Giải quyết việc làm cho 7,150 lao động đạt 119% chỉ tiêu thành phố giao. Quận đã triển khai đồng loạt mơ hình cơ quan điện tử tại 14/14 phường; triển khai thực hiện kịp thời việc liên thông thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 1/7/2018 đạt kết quả tốt, tạo thuận lợi cho người dân. Hoạt động của Bộ phận một cửa từ quận tới phường được duy trì nền nếp. Trong năm 2018, quận đã tiếp nhận 20.498 hồ sơ, giải quyết đúng hạn 19.952/19.998 số hồ sơ phải giải quyết, đạt tỷ lệ 99,77%.

Công tác đảm bảo trật tự đô thị được thường xuyên duy trì . Quận đã triển khai thí điểm áp dụng mơ hình khốn quản đối với lực lượng tham gia công tác quản lý đô thị làm cơ sở xây dựng Đề án “Nâng cao hiệu quả lực lượng bảo vệ tô dân phố thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2016 - 2020”

+ Công tác quản lý trật tự xây đựng được thực hiện nghiêm túc: Trong năm, quận đã cấp 1.908 giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, đạt tỷ lệ 145% và 735 giấy xác nhận đăng ký đất đai, đạt 47,05% (735/1.562) so với số trường hợp không đủ điều kiện.

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 100%. Quận Long Biên đã hoàn thành di dời các cột điện mất an toàn tại các phường. Đẩy mạnh thực hiện các dự án cải tạo đường ngõ ngách, xóa bỏ hồn tồn các đường đất trong các khu dân cư trên địa bàn quận.

- Dân số, lao động: Các chỉ tiêu dân số năm 2018 đều hoàn thành kế hoạch Thành phố, HĐND quận giao. Tỷ suất sinh đạt 18,42, giảm 2,1‰ so với kế hoạch giao. Tỷ lệ sinh con thứ 3 đạt 2,35%, giảm 0,03% so kế hoạch Thành phố giao. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ước 0,4%, vượt 0,1% so kế hoạch Quận giao, vượt 0,02% so kế hoạch Thành phố giao. Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, tồn quận có 236.992 người. Mật độ dân số bình quân là 3.183 người/km, thấp hơn so với bình qn chung của tồn thành phố Hà Nội và thấp nhất trong số các quận nội thành của Hà Nội, chính vì vậy sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô đang gặp phải (UBND quận Long Biên, 2020).

4.1.4.1. Những thuận lợi

Quận Long Biên là một mắt xích quan trọng trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Tiếp giáp với Long Biên là các “điểm nóng” về phát triển kinh tế như Hưng Yên, Bắc Ninh. Vị trí địa lý thuận lợi tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, cùng với nhịp độ phát triển chung của Thủ đơ.

Vị trí địa lý thuận lợi, có tính đặc trưng rất riêng biệt so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho Long Biên phát triển các ngành kinh tế- xã hội của Quận theo một hướng đi riêng, một mơ hình mới với những bước đột phá mạnh mẽ.

Địa hình quận Long Biên cũng như địa hình thành phố Hà Nội nói chung là tương đối đơn giản và kém đa dạng, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình dân dụng, thương mại - dịch vụ cao cấp và các khu cơng nghệ cao. Bên cạnh đó, với hệ thống đê bao, các bãi bồi và hệ thống sơng, Long Biên có khả năng phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở lưu trú theo hướng gần gũi với tự nhiên.

Quỹ đất của Long Biên là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại và đơ thị là hồn toàn hiện thực.

Với quỹ đất hiện có, đặc biệt là với diện tích đất nơng nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho quy hoạch tổng thể trên địa bàn Quận cũng tương đối thuận lợi (so với các quận nội thành). Đây là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển dịch vụ, các ngành công nghệ cao và văn hố - xã hội. Bên cạnh đó, Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đơ.

- Khó khăn

Với vị trí địa lý quan trọng kể trên cũng đặt ra cho Long Biên nhiều thách thức và khó khăn trong quản lý đơ thị, kiềm chế và kiểm sốt các tệ nạn xã hội, phát triển các dịch vụ cơng cộng.

ràng buộc về mục đích sử dụng (cho an ninh quốc phòng, hệ thống truyền tải điện, an tồn đê điều…v.v). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất này cần nhiều thời gian và cần có sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và Thành phố Hà Nội.

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các phường trong Quận. Sự phân bố dân cư không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNGĐẤT NĂM 2020 VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐẤT NĂM 2020 VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

4.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên

4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian từ năm 2016 - 2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương để thực thi pháp luật về đất đai. Các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất. Một số văn bản của quận như sau:

+ 80 Quyết định thu hồi đất để thực hiện kế hoạch đất ở, Quyết định phê duyệt phê Phương án đấu giá QSD đất, Quyết định phê duyệt giá sàn đấu giá vào mục đích đất ở, Quyết định giao đất ở xen cư khơng thơng qua hình thức đấu giá cho các đơn vị phường để thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

+ 73 Quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

+ Ban hành 10 Kế hoạch để triển khai thực hiện công tác môi trường như: Kế hoạch tổng vệ sinh môi trường sau tết nguyên đán, Kế hoạch thực hiện ngày Môi trường thế giới, Kế hoạch thực hiện tuần lễ Quốc gia về nước sạch và BVMT, Kế hoạch thực hiện ngày đa dạng sinh học và Kế hoạch hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019, Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019; Kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030...

đất đai, Mơi trường.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của Quận, góp phần quan trọng đưa ra các loại luật như luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngồi ra, Quận tổ chức học tập, tìm hiểu, tuyên truyền và quán triệt nội dung của Luật đất đai đến người dân

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Cơng tác xác định địa giới hành chính quận Long Biên được thực hiện theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội. Hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn quận Long Biên.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Cơng tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo hệ toạ độ VN2000. Bản đồ địa chính phường được tiến hành đo đạc năm 2002-2017 với tổng số tờ trên toàn quận là 916 bao gồm 409 tờ thổ canh tỷ lệ 1/1000 và 507 tờ thổ cư tỷ lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ kiểm kê đất đai 2005, 2010, 2014, 2019. Về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; bản đồ địa chính ln được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động khá nhiều cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất đai.

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt. Thông qua công tác quy hoạch ý thức quản lý sử dụng đất của các cấp, các ngành và

người sử dụng đất được nâng lên một cách rõ rệt. Đất đai đã được sử dụng đúng mục đích, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả hơn. Cơng tác quản lý đất đai được tăng cường thêm một bước. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030, UBND quận Long Biên đang thực hiện theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 05/4/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục; hàng năm đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển. Phần lớn các dự án đầu tư có sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã được triển khai và sử dụng có hiệu quả. Một số dự án chưa được triển khai do khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng.

* Giao đất cho các tổ chức

Thực hiện Luật đất đai năm 2013, năm 2020, đã phối hợp với các ban ngành, chấp thuận địa điểm, thực hiện thủ tục thu hồi GPMB thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án như khu đô thị Việt Hưng, Sài Đồng, Vincom, nút giao Nguyễn Văn Linh - Việt Hưng, Vũ Văn Linh - Vũ Xuân Thiều góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thơng.

* Thu hồi đất

Trong giai đoạn trước, UBND quận đã tiến hành thu hồi một số dự án do không thực hiện đúng quy hoạch và tiến độ đề ra. Một số quyết định thu hồi khác khắc phục tình trạng sử dụng đất sai mục đích và sai thẩm quyền đảm bảo cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn theo pháp luật. Về cơ bản, việc thu hồi đất được UBND quận triển khai tốt, triệt để, đúng đối tượng, đúng luật, góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả. Đã ra quyết định thu hồi đất, thực hiện việc đấu giá và giao đất cho 12/14 đơn vị phường với diện tích 7,20 ha.

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Triển khai công tác GPMB tại 63 dự án , cụ thể: Phê duyệt 1.970 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư (1.732 phương án phê duyệt mới, 238 phương

án điều chỉnh) với diện tích 44,7ha, tổng tiền bồi thường hỗ trợ 650,32 tỷ đồng, tái định cư 72 hộ, di chuyển 640 ngôi mộ; ban hành 33 quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất, đã tổ chức cưỡng chế đối với 41 hộ (trong đó 08 hộ chuyển từ năm 2018), 34 hộ sau khi vận động đã bàn giao mặt bằng. Các đơn vị thực hiện công tác GPMB đã bám sát kế hoạch chi tiết của từng dự án, đặc biệt nhóm các dự án đăng ký chào mừng 15 năm ngày thành lập quận.

4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ trước năm 1993, đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được kết quả khá tốt, sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời công tác này càng được phát huy và đẩy mạnh. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THƯỢNG THANH, QUẬN LONG BIÊN. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w