CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
4.1. Cơ sở lý luận
4.1.2. Quản lý chất lượng định mức lao động
Chất lượng mức lao động là tổng thể những tiêu chí cho phép nhận định được tác dụng của mức lao động trong quản lý ở doanh nghiệp.
o Tính thuyết phục: đó là trình độ căn cứ khoa học của mức được truyền đạt tới người thực hiện bằng các hình thức cơng bố, hướng dẫn thực hiện cũng như bằng bản thân sự tham gia chủ động sáng tạo của người lao động vào định mức.
o Tính khuyến khích: đó là khả năng định hướng cho người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhờ tăng năng suất lao động cá biệt (tăng trình độ chun mơn, kỹ năng nghề, thể lực …) nhờ hệ thống quy định đi kèm về phương pháp trả lương, trả thưởng, kỳ hạn áp dụng và xem xét sửa đổi mức.
o Tính pháp lý: đó giá trị pháp lý của mức được dùng trong các công tác quản lý như trả lương, lập kế hoạch lao động tiền lương, tổ chức lao động.
o Tính phù hợp: đó là sự phù hợp giữa mức được cơng bố và mức áp dụng về thời hạn, điều kiện áp dụng.
o Tính thuận lợi: đó là dễ hiểu đối với người lao động, dễ lưu trữ và truy cập mức đối với cán bộ quản lý.
o Tính cơng bằng: đó là sự đồng đều độ căng giữa các mức áp dụng trong doanh nghiệp (tiêu chí cụ thể bảo đảm tính thuyết phục).
o Tính hiệu quả: đó là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí định mức và quản lý mức
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,
không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản trị chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm".
Nhiệm vụ của quản lý chất lượng lao động:
Bảo đảm giao mức đúng
Thống kê chất lượng mức áp dụng và phát hiện những nguyên nhân làm giảm chất lượng mức.
Đánh giá tác động của sửa đổi mức.