.Sơ dồ các đảm bảo cho thu thập và xử lí thơng tin định mức lao dộng

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 36)

tiện kỹ thuật như:

· Phương tiện đo khối lượng sản phẩm, công việc · Phương tiện đo tác động của nhân tố ảnh hưởng · Phương tiện ghi kết quả thu thập thông tin 3.1.1.5. Phương pháp khảo sát thời gian và thu thập dữ liệu * Chụp ảnh thời gian làm việc

· Là việc nghiên cứu bằng cách quan sát tại hiện trường việc sử dụng thời gian trong một ca làm việc, một phần ca hoặc một phần quá trình sản xuất. Đối tượng quan sát nghiên cứu là nhóm hoặc cá nhân cơng ty, là máy móc thiết bị tại nơi làm việc.

· Mục đích:

- Phát hiện ra những thiếu sót về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động gây ra lãng phí thời gian.

- Nghiên cứu những kinh nghiệm tiên tiến, những thao tác hợp lý để phổ biến áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

- Thu thập số liệu phục vụ cho việc xây dựng mức, chế độ làm việc của máy móc, thiết bị.

- Phát hiện và kiểm tra những nguyên nhân vượt và hụt định mức để có biện pháp khắc phục và rút kinh nghiệm và phổ biến rộng rái cho công nhân.

* Bấm giờ thời gian làm việc:

· Bấm giờ là phương pháp đo thời gian để nghiên cứu sự tiêu hao thời gian đối với các yếu tố của công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một đơn vị thời gian. · Mục đích của bấm giờ:

- Xác định thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm. - Xác định các tiêu chuẩn của thời gian tác nghiệp.

- Nghiên cứu các thao tác tiên tiến, loại trừ các thao tác thừa để cải tiến quy trình cơng nghệ gia cơng.

- Kiểm tra các định mức thời gian, tìm ngun nhân vượt mức hoặc khơng đạt mức.

3.1.1.6. Tiêu chuẩn để định mức lao động * Khái niệm

Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng hao phí thời gian quy định để thực hiện hồn thành những bộ phận của bước công việc trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật xác định, dùng để tính các mức có căn cứ kỹ thuật.

* Phân loại tiêu chuẩn dùng để định mức có căn cứ kỹ thuật và mức thời gian có căn cứ kỹ thuật

· Theo nội dung kết cấu: Tiêu chuẩn chỉ xây dựng và tính tốn riêng biệt cho từng loại thời gian (như thời gian tác nghiệp, thời gian chuẩn kết, thời gian nghỉ ngơi…)

· Theo phạm vi sử dụng: Mức thời gian chỉ dùng cho những bước công việc giống nhau, nơi làm việc như nhau và những điều kiện tổ chức - kỹ thuật như nhau cịn tiêu chuẩn có thể sử dụng để tính mức có căn cứ kỹ thuật thời gian cho nhiều bước công việc khác nhau.

· Theo mục đích sử dụng: Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động không thể dùng để tính đơn giá sản phẩm.

3.1.2. Quy trình định mức lao động

Tư liệu để định mức lao động gồm: Quy trình làm việc, mơ tả cơng việc cho các vị trí, báo cáo năng suất lao động, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo sử dụng lao động, dự báo bán hàng, kế hoạch kinh doanh.

Căn cứ để xây dựng định mức lao động: Vị trí, chức danh trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nhu cầu tự nhiên của người lao động, điều kiện làm việc, tổ chức bố trí tại nơi làm việc, mục tiêu, chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà quản trị, quan điểm của nhà quản trị…

* Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương án định mức phù hợp Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động được tiến hành theo 5 bước như trình bày ở phần tiêu chuẩn định mức lao động.

* Lựa chọn phương án định mức phù hợp:

· Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp thương mại thì có thể sử dụng: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp phân tích tính tốn, phương pháp phân tích khảo sát.

· Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện cơng việc thuộc các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thì có thể sử dụng: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh điển hình… * Thiết lập bản thuyết minh mức lao động:

· Chuẩn bị các tư liệu cần thiết để lập dự thảo mức lao động. · Dự thảo tiêu chuẩn các quá trình định mức lao động. · Dự thảo trị số mức.

· Thuyết minh mức lao động. * Quyết định mức lao động

Hội đồng định mức của doanh nghiệp sẽ quyết định mức lao động, giám đốc doanh nghiệp ký quyết định bạn hành. Các quyết định về mức lao động thường liên quan tới:

· Hoạt động đánh giá tài chính trong giai đoạn phát triển (mở mang và phát triển tổ chức, tăng doanh số, thu hút khách hàng mới), giai đoạn duy trì (hiệu quả quản lý hoạt động và chi phí, các chỉ số liên quan tới lợi nhuận, chi phí, hiệu quả sử dụng lao động…), giai đoạn thu lợi (lợi nhuận, thời gian hoàn vốn….)

· Hoạt động đánh giá việc thỏa mãn của khách hàng (mức độ hài lòng, tăng thị phần….)

*Sửa đổi định mức

- Mục đích của việc sửa đổi định mức lao động:

· Trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình lao động, điều kiện tổ chức kỹ thuật ln thay đổi nên mức lao động cũng phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

· Sửa đổi mức sẽ tăng dần tỷ trọng mức có căn cứ kỹ thuật, giảm dần các mức thống kê kinh nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống mức lao động, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

- Các trường hợp sửa đổi mức: · Mức lạc hậu:

- Máy móc, thiết bị, cơng cụ lao động và quy trình cơng nghệ thay đổi. - Tổ chức lao động thay đổi.

- Phương pháp thao tác thay đổi hoặc kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đã được áp dụng rộng rãi.

- Mẫu mã, kích thước, hình dáng sản phẩm thay đổi. - Tình độ, phương pháp quản lý được đổi mới, nâng cao.

Mức sai: Mức sai là do lựa chọn phương pháp xây dựng mức khơng đúng, khơng dựa vào loại hình sản xuất để sử dụng phương pháp xây dựng mức đúng đắn, xác định cấp bậc công việc sai, thu thập số liệu ban đầu sai, tính tốn trị số mức sai hoặc không dự kiến hết các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hồn thành bước cơng việc của người lao động.

- Mức sai thường quá cao: Đại bộ phận người lao động đã cố gắng làm việc, nắm vững kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý nhưng vẫn không đạt. - Mức sai quá thấp: Đại bộ phận người lao động làm việc bình thường, chưa

tận dụng hết thời gian mà vẫn đạt hoặc vượt mức cao. Mức sai cần được phát hiện kịp thời và sửa đổi ngay, không chờ đến định kỳ mới sửa. · Mức đã hết hạn: Là những mức được xây dựng và áp dụng cho những bước công việc mới, sản phẩm mới mà từ trước tới nay cơ sở, doanh chưa có mức.

Mức tạm thời phải được theo dõi chặt chẽ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời để sau 3 tháng phải cơng bố thành mức chính thức.

Lập kế hoạch sửa đổi mức lao động: Để sửa đổi mức, nhìn chung các doanh nghiệp phải lập kế hoạch sửa đổi mức hàng năm, quý cho từng bộ phận, phân xưởng, cho toàn doanh nghiệp.

· Phương pháp sửa đổi định mức lao động

Để sửa đối định mức lao động, người ta tiến hành xây dựng lại mức lao động bằng các phương pháp thích hợp, nhằm có được mức lao động sát với yêu cầu và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, cụ thể là: Phương pháp sửa đổi mức dựa vào chỉ số mức lao động mới so với mức lao động cũ hoặc phương pháp sửa đổi mức dựa trên các phương pháp định mức lao động có căn cứ kỹ thuật. Để đưa mức lao động mới vào sản xuất kinh doanh, cần đệ trình những mức này lên Hội đồng định mức của doanh nghiệp để xét duyệt. Sau khi đã được phê duyệt, những mức mới chính thức có hiệu lực thi hành.

3.2. Thực trạng quy trình định mức tại cơng ty cổ phần bánh kẹo Kinh đô

3.2.1. Các thông tin định mức lao động tại doanh nghiệp

Kinh đô là doanh nghiệp sản xuất với khối lượng và mẫu mã sản phẩm rất lớn nên doanh nghiệp lựa chọn các cách tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin nhanh, nhiều thông tin, thơng tin đảm bảo độ chính xác và chi phí thấp.

Những tiêu thức thường dùng trong công ty Kinh đô để phân loại thơng tin định mức lao động là: nội dung,hình thức, nguồn, tính đại diện .

· Theo nội dung thông tin phản ánh nhân tố ảnh hưởng: số lượng hoặc khối

lượng, sản lượng, chất lượng sản phẩm (công việc, dịch vụ...) tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm cơng việc, lao động nhất định trong xưởng, công ty

· Theo hình thức Thơng tin công thức

Các sản phẩm của công ty được làm từ các nguyên liệu như: sữa, bơ, mật, bột mì, đường…thời gian bảo quản ngắn hạn loại kẹo mềm là 90 ngày, kẹo cứng 180 ngày, sản phẩm sản xuất ra nghiêm ngặt theo quy định vệ sinh an tồn thực phẩm.

Hình 3. Kết quả kinh doanh của cơng ty 2011-2013

(Nguồn: NDH) · Theo tính đại diện được chia ra:

Nơi làm việc: KCN – VISIP 1, Thuận An, Bình Dương và Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên

Ngành: Là một doanh nghiệp trực thuộc bộ công nghiệp công ty bánh kẹo Kinh Đô chuyên sản xuất các loại bánh kẹo để phục vụ nhu cầu thị trường và ngày càng được ưa chuộng.

3.2.2. Các phương tiện và phương pháp thu thập xử lý thông tin tại doanh nghiệp Kinhđô đô

Phương tiện, phương pháp Công ty Kinh Đô sử dụng thu thập các thông tin :

 Phương tiện đo thời gian: Kinh đô chủ yếu sử dụng đồng hồ chuyên dụng để đo thời gian lao động, thời gian hao phí của cơng nhân trong nhà máy sản xuất và có thể đo hao phí thời gian của những q trình sản xuất diễn ra rất ngắn, đồng thời có thể lưu lại số liệu để xây dựng mức. Và tiếp đó dựa vào tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc xác định thời gian của từng bộ phận bước công việc và thời gian trong ca làm việc của người lao động (thời gian chuẩn bị, kết thúc, tác nghiệp, nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết).

 Phương tiện đo khối lượng sản phẩm, công việc: Kinh đô sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng sản phẩm một cách chính xác.

 Phương tiện ghi kết quả thu thập thơng tin: Sử dụng phiếu quan sát là chủ yếu để ghi lại kết quả của thu thập thông tin tuy nhiên có sử dụng camera để ghi lại xác thực hơn.

Cơng ty cổ phần Kinh đô chủ yếu sử dụng 3 phương pháp định mức lao động chính là: phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp phân tích- khảo sát và phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm.

3.2.3. Phương pháp khảo sát thời gian và thu thập dữ liệu khâu sản xuất của công ty cổphần bánh kẹo Kinh đô phần bánh kẹo Kinh đô

3.2.3.1. Chụp ảnh thời gian làm việc

 Để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc của số đơng nhân viên và máy móc thiết bị hoạt động trên một diện tích lớn, nhằm phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh nên Kinh đơ chọn hình thức chụp ảnh ghi theo thời điểm.

 Bởi sản xuất trên quy mô lớn nên Công ty đã tiến hành khảo sát chụp ảnh ở từng bộ phận các bước công việc để đưa ra thời gian cụ thể ở từng bước công việc mà cụ thể ở đây là các khâu sản xuất để thấy được tình hình sử dụng thời gian ở các khâu.

Hình 4. Quy trình cơng nghệ sản xuất bánh và kẹo.

3.2.3.2. Bấm giờ thời gian làm việc

 Để xác định thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm và xác định thời gian tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, Kinh đô sử dụng phương pháp bấm giờ để nghiên cứu sự tiêu hao thời gian với các bước công việc.

 Kinh đô lựa chọn phương pháp bấm giờ liên tục để nghiên cứu toàn bộ bước cơng việc theo đúng trình tự các yếu tố cấu thành của nó.

 Với sản phẩm bánh kẹo, doanh nghiệp xác định có các bước cơng việc như: khâu nấu, đánh trộn, làm nguội, tạo hình, đóng thành phẩm.

Bấm giờ khâu nấu:

 Là khâu sản xuất theo dây chuyền làm việc liên tục với máy móc thiết bị cơng nghệ cao.

 Bắt đầu bấm giờ liên tục trong thời điểm 8h đến 10h bởi đây là lúc nhịp độ sản xuất đã đi vào hoạt động ổn định.

 Các bước công việc trong khâu:

 Nấu kẹo + trộn hương liệu

 Tạo hình

 Đổ sàng

 Tổng thời gian tác nghiệp trung bình cho các bước công việc trong khâu nấu kẹo: 211 (phút)

 Dụng cụ bấm giờ: Đồng hồ bấm giờ hai kim.

 Tiến hành bấm giờ tồn bộ bước cơng việc ta được kết quả ở bảng dưới: Bảng 3.4: Bảng kết quả bấm giờ ở khâu nấu

STT Bước công việc

Thời gian(phút)- Số lần bấm t (phút) n (lần) i (phút/lần) i1 i2 i3 i4 i5

1 Đường vào nồi qua đường dẫn 7.5 8 8.5 8 8.5 41.5

5

8.1

2 Nấu+ trộn nguyên liệu 6.5 7 6.5 7 6.6 33.6 6.72

3 Làm nguội, cán 15.5 16 15 15 15.5 77 15.4

4 Máy tạo hình 6 6.5 6.2 6.3 6.5 31.5 6.3

5 Đổ sàng 5.5 5.6 5.6 5.5 5.2 27.4 5.48

Tổng thời gian tác nghiệp 211

(Nguồn: Phịng lao động tiền lương)

 Trong đó:

 i: Thời gian tiêu hao của 1 bước công việc trong lần bấm i.

 n: Tổng số lần bấm giờ.

 i: Trung bình thời gian tiêu hao của 1 bước cơng việc trong lần bấm i.

 t: Tổng thời gian hồn thành bước cơng việc trong khâu sản xuất.

Chụp ảnh toàn bộ ca làm việc sau đó phân loại thời gian hao phí của từng loại xác định thời gian tác nghiệp ca. Qua tổng hợp số liệu có kết quả sau:

 Thời gian chuẩn bị: 5 phút

 Thời gian tác nghiệp, phục vụ kỹ thuật được tiến hành khi tác nghiệp là 7h- 1h= 6h

Do đặc điểm của tồn bộ phận nấu có liên quan trực tiếp đến bộ phận bao gói, đóng túi. Nếu nấu làm 8h/ca thì bộ phận gói phải làm việc thêm giờ mới đảm bảo hoàn thành khối lượng kẹo đã nấu. Cho nên khâu nấu này chỉ phải làm 7h/ca và có thời gian cho máy nghỉ giữa mỗi ca là 1h

3.2.4. Tiêu chuẩn định mức lao động của công ty Kinh đôChuẩn bị xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động. Chuẩn bị xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động.

 Công ty bánh kẹo Kinh Đô được sản xuất theo dây chuyền sản xuất kỹ thuật tinh vi gồm nhiều các khâu quan trọng để hoàn thiện sản phẩm theo từng bộ phận.

 Để tổ chức nơi làm việc phù hợp với quá trình sản xuất bánh kẹo cán bộ thực hiện sự bố trí, cơng nhân theo đúng những u cầu của cơng việc, áp dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Sử dụng hợp lý những người đã được đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, chuyển và đào tạo lại những người không phù hợp với cơng việc.

 Hình mẫu tiêu chuẩn: Bánh kẹo Kinh Đô tiện dụng với người sử dụng, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Bước 2: Tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu.

 Do yếu tố thời gian tăng lên hoặc giảm đi rất nhiều khi các giá trị các yếu tố

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w