1. 3.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban
4.2.2. Quản lý chất lượng mức lao động của công ty
Quản lý chất lượng mức lao động có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức;
- Bảo đảm giao mức đúng.
chất lượng mức.
- Đánh giá tác động của sửa đổi mức.
4.2.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức
Kiểm tra sự phù hợp của mức ở giai đoạn định mức là tính toán và đối chiếu chất lượng mức lập ra với chất lượng yêu cầu, căn cứ vào một tiêu chuẩn phù hợp cho trước.
Tiêu chuẩn phù hợp được quy định bởi công thức tính chỉ tiêu và giới hạn lớn nhất hoặc nhỏ nhất. Nếu không bảo đảm tiêu chuẩn phù hợp thì mức lao động buộc phải xác định lại trên cơ sở thay đổi nào đó về mô hình, dữ liệu, cũng như phương pháp thu thập xử lý.
Trong thực tiễn định mức lao động đã có nhiều tiêu chuẩn phù hợp được đề xuất khác nhau về ý nghĩa và điều kiện áp dụng như: hệ số biến thiên độ lệch chuẩn, sai số tương đối, sai số bảng, hệ số tương quan tập hợp, sai số san bằng, sai số tính toán.
4.2.2.2. Đảm bảo giao đúng mức lao động
Mức lao động lập ra dù có căn cứ khoa học đến đâu nhưng nếu không được giao đúng thì cũng có tác dụng xấu như mức không có căn cứ khoa học.
Giao đúng mức lao động được hiểu là: đúng với thời hạn có hiệu lực của mức; đúng với đối tượng và điều kiện áp dụng đã được tính toán và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Để phòng ngừa giao mức không đúng đắn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Phân loại, mã hóa và lưu giữ các mức sử dụng trong doanh nghiệp trên máy tính để tạo ra sự thuận lợi trong sử dụng, kiểm tra, theo dõi thống kê, sửa đổi, bổ sung.
- Điều kiện áp dụng mức, nhất là các chỉ tiêu đặc trưng cho tác động của nhân tố ảnh hưởng, cần được đánh giá chính xác khách quan, tránh ước lượng cảm tính hoặc bằng mắt thường. Nếu một chỉ tiêu nhân tố nào đó biến động trong thời hạn áp dụng mức thì chỉ tiêu nhân tố đó phải được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền.
4.2.2.3. Thống kê chất lượng mức lao động áp dụng
Thống kê chất lượng mức lao động áp dụng là theo dõi kết quả thực hiện mức của một tổng thể tương đối lớn người lao động nhằm đánh giá khái quát về chất lượng của một hay nhiều loại mức áp dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ cho nghiên cứu sửa đổi mức.
Tùy theo điều kiện số liệu, thống kê chất lượng mức lao động được dựa vào tính toán các chỉ tiêu như: độ căng trung bình của mức, trình độ trung bình hoàn thành mức, tần suất hoàn thành mức, mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động cá biệt.
4.2.2.4. Đánh giá tác động của sửa đổi mức lao động.
Những mức đã được phát hiện kém chất lượng cần được khảo sát kỹ hơn để tiến hành sửa đổi. Khi thay thế mức cũ bằng mức mới trong kỳ kế hoạch cần làm sáng tỏ tác động tích cực của sự thay thế đó bằng những chỉ tiêu như: thay đổi hao phí lao động, thay đổi năng suất lao động, thay đổi chi phí tiền lương, thay đổi giá thành sản phẩm.