Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình định mức lao động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 49)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

3.3. Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình định mức lao động của doanh nghiệp

3.3.1. Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình định mức lao động của doanh nghiệp* Ưu điểm * Ưu điểm

Xác định các thông tin định mức:

o Tiết kiệm chi phí thu thập và xử lý thơng tin vì đã tiến hành xác định các thông tin cần định mức, từ đó tập trung tiến hành cách thức thu thập thơng tin theo đúng các hình thức phương pháp đã được xác định .

Các phương tiện và phương pháp thu thập thông tin định mức o Đụng cụ khá phổ thơng, dễ tìm kiếm và sử dụng o Độ chính xác khá cao

o Dễ thực hiện

o Tiết kiệm chi phí thu thập và xử lý thông tin mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của việc định mức lao động.

* Quy trình định mức

o Với phương pháp định mức lao động khảo sát phân tích thì các bước chuẩn bị được tiến hành rất kỹ lưỡng.

o Đối tượng khảo sát cụ thể có khả năng làm việc và có trình độ lành nghề nhất định. Thời điểm chọn khảo sát là hoàn toàn hợp lý. Mức lao động đã tính tốn đầy đủ thời gian nhu cầu nghỉ ngơi cần thiết của người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe người lao động.

 Với phương pháp thống kê: Phương pháp này dễ làm, tốn ít hao phí thời gian nghiên cứu và dễ hiểu đối với người lao động. Nhìn chung bộ phận định mức

trình độ và qua đào tạo đại học, có nghiệp vụ chuyên môn về định mức lao động. Cách thức tổ chức cơng tác định mức lao động có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.

*Nhược điểm:

Xác định các thông tin định mức

o Q trình thu thập thơng tin cịn nhiều khó khăn như các thơng tin đã thu thập được chưa hồn tồn chính xác , gây khó khăn cho việc xử lí, kiểm tra lại thơng tin .

o Cơng tác định mức cịn chưa được cụ thể rõ ràng. Lựa chọn phương pháp định mức đôi khi là chưa phù hợp với bộ phận hay người lao động, một số phương pháp định mức còn chưa được sử dụng.

Quy trình định mức

- Phương pháp chụp ảnh chưa chỉ ra được thời gian bận việc và ngừng việc trong ca sản xuất. Chỉ dùng thời gian ca làm việc loại trừ thời gian nghỉ ngơi nhu cầu cần thiết của người lao động để xác định thời gian tác nghiệp ca. Như vậy là chưa hợp lý do chưa loại trừ thời gian lãng phí ở trong mức do đó chưa tính đến khả năng tăng năng suất lao động.

3.3.2. Đề xuất hoàn thiện

Tiếp tục hoàn thành và phát huy những ưu điểm đã đạt được của công tác định mức. Khắc phục những nhược điểm, cụ thể như sau:

Phương pháp chụp ảnh chưa chỉ ra được thời gian bận việc và ngừng việc trong ca sản xuất. Chỉ dùng thời gian ca làm việc loại trừ thời gian nghỉ ngơi nhu cầu cần thiết của người lao động để xác định thời gian tác nghiệp ca. Như vậy là chưa hợp lý do chưa loại trừ thời gian lãng phí ở trong mức do đó chưa tính đến khả năng tăng năng suất lao động

=> đề xuất:

-Công ty nên tiến hành khảo sát chụp ảnh ở từng bộ phận bước công việc để đưa ra thời gian cụ thể ở từng bước cơng việc bộ phận. Ví dụ: Khảo sát chụp ảnh cho cả khâu nấu để đưa ra bức tranh sử dụng thời gian của cả khâu này nên tiến hành như sau:Với khâu nấu gồm các bước: nấu, làm nguội, cán tạo hình tiến hành chụp ảnh cho từng bước công việc trên để tổng hợp thời gian ngừng việc, bận việc của từng người. Do bộ phận định mức lao động trong Cơng ty cịn phải kiêm nhiệm thêm nhiều công tác như đào tạo, tuyển dụng... ngoài việc trả lương nên việc bám sát thực tế, tình hình tại phân xưởng khơng được thường xuyên mà chủ yếu là dựa vào bộ phận thống kê quản lý phân xưởng.

=> đề xuất:

-Công ty nên tạo điều kiện cử một cán bộ phụ trách riêng việc quản lý, giám sát thực hiện mức ở các xưởng.

-Hội đồng định mức của Công ty nên ban hành mức hoàn chỉnh về nguyên tắc, đảm bảo mức đưa ra là có thể thực hiện được và mức xây dựng được phân tích đúng chun mơn, phê duyệt và thảo luận trước khi ban hành.

-Tăng cường mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa các bộ phận và các cán bộ làm cơng tác định mức. Các phịng ban chức năng cần phối hợp, hỗ trợ cho bộ phận định mức ở phòng lao động tiền lương để nắm kế hoạch sản xuất, điều độ cứng tiêu kế toán, các đơn vị phục vụ sản xuất sửa chữa cơ điện... nhằm theo dõi tình hình thực tế việc thực hiện mức theo dõi mức mới để kịp thời điều chỉnh những mức không phù hợp. Sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban sẽ tạo điều kiện để cán bộ định mức làm việc không đơn độc.

-Đối với mức được xây dựng theo phương pháp thống kê cần nâng cao trình độ, giáo dục tư tưởng để thống kê chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận đảm bảo số liệu đúng.

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ CHẤT LUWỌNG ĐỊNH MỨC LAO DỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐƠ 4.1. Cơ sở lý luận

4.1.1. Tổ chức cơng tác định mức lao động

- Công tác định mức lao động là tập hợp các công việc: xây dựng, xét duyệt, ban hành, áp dụng, quản lý và sửa đổi mức lao động trên cơ sở dự tính và áp dụng vào sản xuất những biện pháp tổ chức kĩ thuật có năng suất cao.

- Kết quả công tác định mức lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức tốt bộ máy và đội ngũ nhân viên làm công tác định mức lao động trong doanh nghiệp, trong các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp cũng như xác định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ của chúng với các bộ phận, chức năng khác trong doanh nghiệp.

* Tổ chức bộ máy thực hiện công tác định mức lao động bao gồm

 Hội đồng định mức lao động

- Giám đốc hoặc phó giám đốc làm chủ tịch hội đồng định mức - Phòng nhân sự - tiền lương là ủy viên hội đồng thường trực

- Đại diện cơng đồn, phịng kỹ thuật, kế hoạch, vật tư, tài vụ,… là ủy viên hội đồng.

Nhiệm vụ của hội đồng định mức:

- Giúp giám đốc lập, triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống mức lao động, chỉ đạo thực hiện các mức lao động vào thực tế sản xuất.

- Xét duyệt mức lao động và đề ra phương hướng, biện pháp đẩy mạnh công tác định mức lao động.

- Phối hợp các bộ phận có liên quan tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành các mức lao động.

- Phân tích tình hình thực hiện mức, xét khen thưởng và đẩy mạnh phong trào kích thích sản xuất.

 Phịng nhân sự - tiền lương

- Nghiên cứu quá trình sản xuất, lao động và trình độ tổ chức lao động ở các bộ phận.

- Phát hiện tổn thất thời gian làm việc của toàn doanh nghiệp và đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động.

- Tổng kết các phương pháp, kinh nghiệm lao động và phổ biến, áp dụng cho tập thể lao động.

- Nghiên cứu, vận dụng các phương pháp định mức lao động có hiệu quả.

- Tổ chức, triển khai, xây dựng các mức lao động

- Phân tích tình hình thực hiện mức lao động và xác định các b iện pháp giảm lượng lao động hao phí.

 Cán bộ định mức lao động

 Khảo sát , nghiên cứu tình hình sử dụng lao động để thu thập tài liệu, phương pháp tổ chức phục vụ cho cơng tác xây dựng, sửa đổi, hồn thiện mức lao động.

 Trực tiếp tham gia xây dựng các mức lao động, kế hoạch cải tiến nhằm giảm lượng hao phí.

 Tổng hợp tình hình định mức lao động ở các bộ phận trong doanh nghiệp để báo cáo trưởng phòng nhân sự.

4.1.2. Quản lý chất lượng định mức lao động

 Chất lượng mức lao động là tổng thể những tiêu chí cho phép nhận định được tác dụng của mức lao động trong quản lý ở doanh nghiệp.

o Tính thuyết phục: đó là trình độ căn cứ khoa học của mức được truyền đạt tới người thực hiện bằng các hình thức cơng bố, hướng dẫn thực hiện cũng như bằng bản thân sự tham gia chủ động sáng tạo của người lao động vào định mức.

o Tính khuyến khích: đó là khả năng định hướng cho người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhờ tăng năng suất lao động cá biệt (tăng trình độ chun mơn, kỹ năng nghề, thể lực …) nhờ hệ thống quy định đi kèm về phương pháp trả lương, trả thưởng, kỳ hạn áp dụng và xem xét sửa đổi mức.

o Tính pháp lý: đó giá trị pháp lý của mức được dùng trong các công tác quản lý như trả lương, lập kế hoạch lao động tiền lương, tổ chức lao động.

o Tính phù hợp: đó là sự phù hợp giữa mức được cơng bố và mức áp dụng về thời hạn, điều kiện áp dụng.

o Tính thuận lợi: đó là dễ hiểu đối với người lao động, dễ lưu trữ và truy cập mức đối với cán bộ quản lý.

o Tính cơng bằng: đó là sự đồng đều độ căng giữa các mức áp dụng trong doanh nghiệp (tiêu chí cụ thể bảo đảm tính thuyết phục).

o Tính hiệu quả: đó là tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí định mức và quản lý mức

Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp,

không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mơ lớn đến quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản trị chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm".

 Nhiệm vụ của quản lý chất lượng lao động:

 Bảo đảm giao mức đúng

 Thống kê chất lượng mức áp dụng và phát hiện những nguyên nhân làm giảm chất lượng mức.

 Đánh giá tác động của sửa đổi mức.

4.1.3. Tổ chức thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp

Công tác định mức lao động không dừng lại ở việc xây dựng mức mà còn phải áp dụng mức vào sản xuất – kinh doanh thường xuyên và tạo điều kiện cho người lao động đạt và vượt mức, có như vậy mới phát huy được tác dụng to lớn của công tác định mức lao động, mới sử dụng được triệt để khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp vào sản xuất –kinh doanh, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Mục đích áp dụng mức lao động thường xuyên trong doanh nghiệp.

Việc đưa mức lao động vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất kinh doanh nhằm:

Kiểm tra lại chất lượng của mức vừa xây dựng để có kế hoạch, biện pháp sửa đổi hợp lý.

Phát huy đầy đủ tác dụng của công tác định mức lao động là “công tác quan trọng hàng đầu, là biện pháp then chốt để quản lý sản xuất, quản lý lao động” và tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, các chế độ tiền thưởng, là địn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp.

Yêu cầu của mức khi đưa vào áp dụng thường xuyên trong doanh nghiệp.

Mức lao động đưa vào áp dụng thường xuyên phải là những mức trung bình tiên tiến.

Mức trung bình tiên tiến là những mức mà trong điều kiện sản xuất bình thường, những người lao động nào nắm vững kỹ thuật, lao động với cường độ trung bình, tận dụng thời gian làm việc thì đều đạt và vượt mức.

Mức trung bình tiên tiến phản ánh qua kết quả: - Tiết kiệm quỹ lương

- Tiết kiệm thời gian lao động

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

Điệu kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong doanh nghiệp

Để đưa mức lao động vào áp dụng thường xuyên các doanh nghiệp cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

Mức lao động phải được Hội đồng định mức của doanh nghiệp thơng qua, sau đó Giám đốc doanh nghiệp ký quyết định ban hành. Tùy theo chế độ phân cấp quản lý, các mức trước khi đưa vào áp dụng ở doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền ký duyệt cho thi hành.

Hướng dẫn, giới thiệu và chỉ rõ cho người lao động phương pháp làm việc để đạt và vượt mức chất lượng cao.

Cán bộ kỹ thuật, trưởng các bộ phận trực tiếp phục vụ công việc hướng dẫn này. Nội dung hướng dẫn bao gồm:

+ Giới thiệu quy trình cơng nghệ hợp lý: trình tự và cách thực hiện thao tác, chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các cơng cụ, cách sử dụng và điều chỉnh dụng cụ....để hồn thành bước cơng việc.

+ Giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm lao động đảm bảo được chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

+Giới thiệu các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn vệ sinh lao động khi thao tác thực hiện mức lao động.

Hướng dẫn cho người lao động các q trình lao động có thể là hướng dẫn bằng miệng hoặc bằng phiếu hướng dẫn treo ở nơi làm việc.

4.1.4.Thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức.

Mục đích thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức.

Thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức giúp cho cán bộ định mức và cán bộ quản lý thấy được:

Tình hình thực hiện mức lao động hàng tháng, quý, năm của các bộ phận và doanh nghiệp.

Nguyên nhân những người lao động không đạt mức và các biện pháp khắc phục.

Phát hiện những mức sai, mức lạc hậu để có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi. Phát hiện những bất hợp lý trong tiền lương, thu nhập và sử dụng lao động theo định mức lao động của người lao động do mức giao khơng chính xác, từ đó có biện pháp điều chỉnh.

Trình tự phân tích mức lao động

Trong phân tích mức lao động cần được tiến hành như sau:

- So sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật thực tế với thiết kế trong mức: trạng thái của máy móc, thiết bị, dụng cụ và trang bị tổ chức, chế độ làm việc của máy móc, thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc, bố trí và phân cơng lao động, chất lượng sản phẩm.

- So sánh quá trình lao động giữa thực tế với thiết kế. Nếu chưa có q trình lao động thiết kế (mẫu) thì phân tích nội dung quá trình thực tế để xác định quá trình hợp lý, ghi thành mẫu.

- Dùng khảo sát, đo thời gian để xác định độ dài hợp lý của thời gian từng nguyên công, so sánh với mức qui định và các tiêu chuẩn có liên quan.

- Thống kê tình hình thực hiện mức theo thời gian (tháng, quý, năm).

- Kết luận về chất lượng mức hiện hành và đưa ra những kiến nghị cần thiết ( sửa mức lạc hậu, mức định sai, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng biện pháp tổ chức kỹ thuật tiến bộ...). Những kiến nghị đã được chấp nhận phải lập thành kế hoạch được thủ tướng đơn vị duyệt, có thời gian thực hiện, người phụ trách rõ ràng.

Thống kê tình hình thực hiện mức

Cần thống kê tình hình thực hiện mức theo từng người lao động, từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp vào sổ thống kê hàng ngày. Muốn vậy, phải căn cứ vào phiếu giao việc cho người lao động, phiếu tăng, giảm mức lao động. Ngồi ra, có thể tham khảo các tài liệu sau:

- Giấy thanh toán giờ làm thêm

- Thống kê sử dụng thiết bị, vật tư. - Thống kê sáng cải tiến kỹ thuật.

- Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động.

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w