CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
2.1 Cơ sở lý luận về các phương pháp định mức lao động
2.1.2 Phương pháp định mức lao động tổng hợp
2.1.2.1. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm
a. Khái niệm
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là lực lượng lao động cần và đủ để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc hồn thành một khối lượng cơng việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
b. Ưu - nhược điểm
Ưu điểm:
Mức xây dựng nhanh, chính xác, đồng nhất. Đã có nghiên cứu hợp lý hóa tổ chức sản xuất.
Mức có căn cứ kỹ thuật.
Mức xây dựng chính xác, khoa học, tiên tiến.
Thông qua việc xây dựng mức, có thể cải tiến được tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
Mức có cả căn cứ kỹ thuật, căn cứ thực tế.
Dùng phương pháp này có thể xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức lao động kỹ thuật
Nhược điểm:
Mức xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá tiêu cực của công nhân
Kích thích người lao động tăng năng suất lao động c. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Phân loại lao động.
Phân chia lao động thành lao động công nghệ, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý để định mức hao phí thời gian lao động theo từng loại, làm cơ sở xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Việc phân loại này căn cứ vào tính chất ngành, nghề, tổ chức sản xuất tổ, chức lao động của công ty.
Bước 2: Công tác chuẩn bị.
Để tiến hành tính tổng chi phí lao động của mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp phải làm tốt cơng tác chuẩn bị nội dung sau:
Xác định đơn vị sản phẩm để xây dựng mức lao động tổng hợp: Doanh nghiệp cần dựa vào tài liệu hạch toán kinh tế để xác định đơn vị sản phẩm và đơn vị đo theo đúng tiêu chuẩn.Nếu doanh nghiệp bao gồm nhiều phân xưởng, bộ phận sản xuất ra bán thành phẩm không đồng nhất đơn vị đo thì phải quy đổi về đơn vị đo đơn vị sản phẩm hàng hóa thống nhất của doanh nghiệp.
Thu thập các tài liệu: Xem xét nghiên cứu toàn bộ các mức lao động hiện hành của các bước cơng việc. Nếu thấy cịn thiếu thì phải xây dựng thêm, nếu mức lao động nào đã lạc hậu hoặc sai phải sửa đổi bằng phương pháp thích hợp. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
Bước 3: Tính mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm.
Tính tổng chi phí lao động của mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm theo công thức sau:
TTH = TCN + TPT + TQL
(Trước hết ta phải tổng hợp chi phí lao động cho đơn vị sản phẩm ở cơng đoạn sản xuất - kinh doanh, sau đó tổng hợp chi phí lao động cho đơn vị sản xuất sản phẩm ở phân xưởng, và cuối cùng là tổng hợp chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm của tồn doanh nghiệp theo cơng thức trên).
2.1.2.2. Phương pháp định mức lao động định biên
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động biên hợp lý của từng bộ phận trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh lao động quản lý trực tiếp và gián tiếp của toàn doanh nghiệp. Phương pháp này bao gồm:
Phân loại lao động
Xác định khối lượng nhiệm vụ, công việc phải thực hiện.
Định biên lao động cho từng bộ phận.
Tổng hợp mức lao động định biên chung của cơng ty.
Phân loại lao động
Lao động chính: những lao động cơng nghệ, lao động trực tiếp kinh doanh, dịch vụ ở các bộ phận chính theo quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm hoặc tổ chức kinh doanh, dịch vụ của công ty.
Lao động phụ trợ, phục vụ: những lao động thực hiện chức năng phụ trợ, phục vụ ở các bộ phận chính, làm việc ở các bộ phận chính và bộ phận phụ trợ, phục vụ của công ty
Lao động bổ sung: những lao động được sử dụng để bổ sung, thay thế lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ khi thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động hoặc công ty tổ chức làm việc liên tục các ngày trong năm.
Lao động quản lý: gồm những đối tượng giống cách phân loại lao động đẻ tức định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm.
Xác định khối lượng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Công ty phải xác định cụ thể nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và phương án cân đối với các điều kiện, từ đó xác định cơ cấu số lượng lao động chính và phụ trợ, phục vụ hợp lý
Đối với lao động quản lý thì căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc và chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi để xác định phù hợp với các nhiệm vụ, khối lượng công việc của từng bộ phận quản lý và triển khai thực hiện trong năm
Định biên lao động cho từng bộ phận
Lđb: phân tích, mơ tả cơng việc
Phân tích và tổ chức phương án lao động hợp lý để thực hiện công việc
Bố trí lao động phù hợp vào từng vị trí để thực hiện cơng việc
Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên( định mức biên chế) Lđb = Lcn + Lpt + Lbs + Lql
Trong đó:
Lđb: lao động định biên của công ty
Lcn: định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh Lpt: lao động phụ trợ, phục vụ định biên
Lbs: lao động bổ sung định biên Lql: lao động quản lý định biên
Đối với công ty không làm việc vào ngày lễ, tết và ngày nghỉ trong tuần:
Lbs = (Lcn + Lpt × (số ngày nghỉ chế độ theo quy định)/(365-số ngày nghỉ hằng tuần và lễ,tết) )
Đối với doanh nghiệp phải làm việc cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần, định biên lao động bổ sung được tính như sau:
Lbs = ( Lcn + Lpt)× (số ngày nghỉ theo chế độ quy định)/(365-số ngày nghỉ hằng tuần và lễ,tết) ×
số lao động định biên làm các cơng việc địi hỏi phải làm cả ngày lễ, tết và nghỉ hàng tuần × 60/(365-số ngày nghỉ hàng tuần và lễ,tết)
Như vậy, ĐMLĐ chiếm 1 vị trí quan trọng trong giải quyết nhiệm vụ tổ chức lao động, nâng cao hiệu quả thời gian làm việc và giảm chi phí lao động