Tổ chức thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 55 - 58)

1. 3.2.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban

4.1.3. Tổ chức thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp

Công tác định mức lao động không dừng lại ở việc xây dựng mức mà còn phải áp dụng mức vào sản xuất – kinh doanh thường xuyên và tạo điều kiện cho người lao động đạt và vượt mức, có như vậy mới phát huy được tác dụng to lớn của công tác định mức lao động, mới sử dụng được triệt để khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp vào sản xuất –kinh doanh, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Mục đích áp dụng mức lao động thường xuyên trong doanh nghiệp.

Việc đưa mức lao động vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất kinh doanh nhằm:

Kiểm tra lại chất lượng của mức vừa xây dựng để có kế hoạch, biện pháp sửa đổi hợp lý.

Phát huy đầy đủ tác dụng của công tác định mức lao động là “công tác quan trọng hàng đầu, là biện pháp then chốt để quản lý sản xuất, quản lý lao động” và tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, các chế độ tiền thưởng, là đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp.

Yêu cầu của mức khi đưa vào áp dụng thường xuyên trong doanh nghiệp.

Mức lao động đưa vào áp dụng thường xuyên phải là những mức trung bình tiên tiến.

Mức trung bình tiên tiến là những mức mà trong điều kiện sản xuất bình thường, những người lao động nào nắm vững kỹ thuật, lao động với cường độ trung bình, tận dụng thời gian làm việc thì đều đạt và vượt mức.

Mức trung bình tiên tiến phản ánh qua kết quả: - Tiết kiệm quỹ lương

- Tiết kiệm thời gian lao động

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

Điệu kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong doanh nghiệp

Để đưa mức lao động vào áp dụng thường xuyên các doanh nghiệp cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

Mức lao động phải được Hội đồng định mức của doanh nghiệp thông qua, sau đó Giám đốc doanh nghiệp ký quyết định ban hành. Tùy theo chế độ phân cấp quản lý, các mức trước khi đưa vào áp dụng ở doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền ký duyệt cho thi hành.

Hướng dẫn, giới thiệu và chỉ rõ cho người lao động phương pháp làm việc để đạt và vượt mức chất lượng cao.

Cán bộ kỹ thuật, trưởng các bộ phận trực tiếp phục vụ công việc hướng dẫn này. Nội dung hướng dẫn bao gồm:

+ Giới thiệu quy trình công nghệ hợp lý: trình tự và cách thực hiện thao tác, chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các công cụ, cách sử dụng và điều chỉnh dụng cụ....để hoàn thành bước công việc.

+ Giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm lao động đảm bảo được chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

+Giới thiệu các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn vệ sinh lao động khi thao tác thực hiện mức lao động.

Hướng dẫn cho người lao động các quá trình lao động có thể là hướng dẫn bằng miệng hoặc bằng phiếu hướng dẫn treo ở nơi làm việc.

4.1.4.Thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức.

Mục đích thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức.

Thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức giúp cho cán bộ định mức và cán bộ quản lý thấy được:

Tình hình thực hiện mức lao động hàng tháng, quý, năm của các bộ phận và doanh nghiệp.

Nguyên nhân những người lao động không đạt mức và các biện pháp khắc phục.

Phát hiện những mức sai, mức lạc hậu để có kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi. Phát hiện những bất hợp lý trong tiền lương, thu nhập và sử dụng lao động theo định mức lao động của người lao động do mức giao không chính xác, từ đó có biện pháp điều chỉnh.

Trình tự phân tích mức lao động

Trong phân tích mức lao động cần được tiến hành như sau:

- So sánh điều kiện tổ chức kỹ thuật thực tế với thiết kế trong mức: trạng thái của máy móc, thiết bị, dụng cụ và trang bị tổ chức, chế độ làm việc của máy móc, thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc, bố trí và phân công lao động, chất lượng sản phẩm.

- So sánh quá trình lao động giữa thực tế với thiết kế. Nếu chưa có quá trình lao động thiết kế (mẫu) thì phân tích nội dung quá trình thực tế để xác định quá trình hợp lý, ghi thành mẫu.

- Dùng khảo sát, đo thời gian để xác định độ dài hợp lý của thời gian từng nguyên công, so sánh với mức qui định và các tiêu chuẩn có liên quan.

- Thống kê tình hình thực hiện mức theo thời gian (tháng, quý, năm).

- Kết luận về chất lượng mức hiện hành và đưa ra những kiến nghị cần thiết ( sửa mức lạc hậu, mức định sai, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng biện pháp tổ chức kỹ thuật tiến bộ...). Những kiến nghị đã được chấp nhận phải lập thành kế hoạch được thủ tướng đơn vị duyệt, có thời gian thực hiện, người phụ trách rõ ràng.

Thống kê tình hình thực hiện mức

Cần thống kê tình hình thực hiện mức theo từng người lao động, từng bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp vào sổ thống kê hàng ngày. Muốn vậy, phải căn cứ vào phiếu giao việc cho người lao động, phiếu tăng, giảm mức lao động. Ngoài ra, có thể tham khảo các tài liệu sau:

- Giấy thanh toán giờ làm thêm

- Thống kê sử dụng thiết bị, vật tư. - Thống kê sáng cải tiến kỹ thuật.

- Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động. - Bản chấm công.

Số liệu trong các biểu phải chính xác, rõ ràng, cụ thể và phải làm cho người lao động, cán bộ thật thông suốt để họ có thể báo cáo đúng sự thật.

Căn cứ vào thống kê, cán bộ định mức báo cáo tình hình thực hiện mức lao động hàng tháng, hàng quý và cả năm cũng như tình hình áp dụng phương pháp định

Một phần của tài liệu Định mức lao động tại công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w