Thực trạng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng công tác quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch dịch vụ cung cấp

hoạch dịch vụ cung cấp điện của tỉnh Nghệ An

2.2.1.1. Việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật

Hiện nay, ở nước ta, số lượng các văn bản quản lý dịch vụ cung cấp và sử dụng điện khá nhiều. Nhà nước đặt ra khá nhiều quy định về truyền tải, vận hành, nhu cầu, chi phí, hợp đồng sử dụng điện, xử phạt vi phạm. Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, việc ban hành văn bản pháp luật trong hoạt động dịch vụ cung cấp điện được chia thành 2 cấp. Việc ban hạnh văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Những văn bản quản lý chủ yếu và quan trọng đều do các cơ quan trung ương ban hành. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các cơ quan quản lý cấp địa phương (cấp tỉnh) sẽ tuyên truyền, phổ biến tới các đối tượng liên quan trên địa bàn, đồng thời có những văn bản hướng dẫn việc thực thi các văn bản cấp trên sao cho phù hợp với yêu cầu, địa điểm của địa phương mình.

Một số văn bản quan trọng của Chính phủ đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện thời gian gần đây là:

Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực. Nghị định quy định một cách rõ ràng, cụ thể về hoạt động dịch vụ cung cấp điện. Tuy nhiên, nghị định này còn khá nhiều hạn chế, tạo khó khăn cho việc triển khai thực hiện như một số quy định về điều kiện của các cơ quan kinh doanh điện cấp địa phương chưa sát với thực tế, một số quy định chưa rõ ràng gây khó khăn đến cơng tác quản lý dịch vụ cung cấp điện như quy định về thẩm quyền của Sở Công thương là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh, quy định về sự chịu trách nhiệm trong một số hoạt động liên quan đến cung cấp điện còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo.

- Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực, an tồn đập thủy điện, tiết kiệm năng lượng an toàn và hiệu quả, ban hành ngày 17/10/2013. Nghị định tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cụ thể cho các cơ quan

quản lý cung cấp điện ở địa phương có căn cứ để thực thi xử phạt những vi phạm trong sử dụng điện.

Bảng PL1 và PL2 (phần Phụ lục) tập hợp các văn bản của Chính phủ, Nhà nước đã ban hành liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực điện lực thời gian qua.

Cùng với các văn bản của nhà nước trên. Bộ Công thương với tư cách là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý hoạt động dịch vụ cung cấp điện đã chủ động xây dựng và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan như Bộ Tài chính xây dựng hàng loạt văn bản nhằm thực hiện tốt công tác QLNN đối với dịch vụ cung cấp điện (bảng PL3, phần phụ lục). có thể kể đến một số văn bản điển hình như:

- Văn bản hợp nhất số 01/VBHN – BCT quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý truyền tải điện. Nội dung chi tiết hướng dẫn cho việc lập cấc văn vản về quản lý dịch vụ cung cấp điện cho các cơ quan quản lý điện cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi co các cơ quan này có cơ sở và phương pháp tốt, thuận lợi trong hoạt đọng quản lý của mình.

- Cùng với đó là hàng loạt các thơng tư, quyết định của Bộ Cơng thương, của Tập đồn Điện lực miền bắc hướng dẫn, thực hiện: về giá bán điện; quy trình lập kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia; quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống truyền tải; về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển gió, về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh; về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác cơng trình thủy điện; chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với việc đầu tư phát triển điện ở nông thôn; về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện; về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện; về thực hiện giá bán điện cho đến: Mẫu hợp địng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt; phương pháp xác định, mức chi phí ngưng và cấp điện trở lại; phương pháp xác định giá điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện;…đã tạo cho các cơ quan QLNN địa phương sự thuận lợi lớn trong hoạt động quản lý dịch vụ cung cấp điện.

2.2.1.2. Về quy hoạch dịch vụ cung cấp điện của tỉnh Nghệ An

Trước nhu cầu sử dụng điện không ngừng tăng lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mạng lưới cung cấp điện trong Tỉnh từng bước được mở rộng, địi hỏi phải có quy hoạch tối ưu có thể đáp ứng cong tác quản lý.

Để thực hiện điều này, Bộ Cơng thương đã có các quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các quyết định chủ yếu là: Quyết định số 1446/QĐ-BCT ngày 13/4/2016 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Nghệ An giai đoạn 2016 – 20125, định hướng đến năm 2035- Hợp phần I: Quy hoạc phát triển hệ thống lưới điện 110kV; Quyết định số 3872/QĐ-BCT ngày 15/10/2018 Bộ Công thương “về việc phê duyệt

điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2025, định hướng đến năm 2035 – Quy hoạch phát triển hệ thống 110kV”.

Các nội dung chính của quy hoạch mạng lưới dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An là triển khai xây dựng và đưa vào nhiều cơng trình lưới điện, trạm biến áp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (tập trung vào sự phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, khu dịch vụ y tế và sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, sự gia tăng nhu cầu điện của người dân), từng bước nâng cao chất lượng cung cấp điện cho các hộ phụ tải, đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019 tăng bình quân 14,9%/năm.

Nguyên tắc của quy hoạch là:

- Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ cung cấp điện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác như đô thị, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ,…

- Quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ cung cấp điện phải có tính kế thừa (có cải tạo, nâng cấp, mở rộng) và phát triển thêm.

- Quy hoạch phải có tính khoa học và hiệu quả kinh tế thiết thực cho cơ quan điện lực và xã hội, phải tạo thuận lợi cho việc sử dụng cũng như cho việc quản lý.

- Định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là nâng cấp, bổ sung các trạm biến áp nhằm tăng công suất điện phục vụ cho mở rộng các khu công nghiệp, các cơ sở tiêu thụ điện lớn như Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An; Bệnh Viện Đa khoa 115 Nghệ An; Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An; Bệnh viện Quốc tế Vinh và nhiều cơ sở khác.

Chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

- Khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển mạng lưới điện.

- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt thị trường sử dụng điện, chống gian lận sử dụng điện, chóng thất thốt điện năng.

- Tăng cường sự phối hợp QLNN giữa các cơ quan như Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Sở Tài Chính, Cơng an tỉnh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về điện, nâng cao nhận thức cho người sử dụng điện.

- Có thể thấy, cơng tác quy hoạch dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian gần đây đã được triển khai một cách nghiêm túc, đầy đủ và liên tục được bổ sng hoàn thiện, theo kịp với sự phát triển và làm cho ngành điện thực sự phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh, nhu cầu của người dân.

2.2.2. Thực trạng tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Tổ chức quản lý cung cấp điện

Xác định được “điện đi trước một bước” là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nhiều năm nay, UBND tỉnh Nghệ An luôn yêu cầu ngành điện ưu tiên cấp điện điến tận hàng rào các khu công nghiệp, bảo đảm đủ điện với độ tin cậy cao, giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Đây là áp lực lớn cho điện lực tỉnh Nghệ An, địi hỏi phải có sự quản lý sát sao dịch vụ cung cấp điện. Tuy nhiên, xác định cung cấp điện đầy đủ, an toàn với chất lượng ngày càng cao cho các khu công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, Điện lực tỉnh Nghệ An đã từng

bước hoàn thiện hệ thống lưới điện; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, sửa chữa lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện của các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi ln có u cầu rất cao và nghiêm ngặt về chất lượng điện như: Nhật Bản, Hàn Quốc….Hiện mỗi năm, Điện lực tỉnh Nghệ An đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, phát triển lưới điện. Đến nay, riêng lưới điện 110kV đã có 12 trạm biến áp (TBA) với tổng dung lượng 520,5 MVA đi vào vận hành và đang tiếp tục triển khai 3 dự án trọng điểm khác phục vụ các khách hàng lớn.

Điện lực tỉnh Nghệ An cũng xây dựng phương án cấp điện cho từng khu công nghiệp riêng biệt, giảm tối đa sự cố do mất điện. Đơn cử, với khu công nghiệp WHA Industrial Zone 1; Khu Công nghiệp WHa; Khu công nghiệp VSIP; Khu công nghiệp Hồng Mai…Cơng ty thực hiện phân tải, nhờ đó, tình trạng mất điện tại các khu công nghiệp đã giảm. Hàng năm, điện lực tỉnh Nghệ An đầu tư thêm lộ (tạo mạch kép) cấp điện cho doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, bảo đảm không xảy ra trạng thái quá tải đường dây, gây mất điện cho các doanh nghiệp.

Để hoạt động cung cấp điện diễn ra thường xuyên, liên tục, bền vững và an toàn điện lực tỉnh Nghệ An cịn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo đảm an tồn cho các thiết bị điện. Đơn cử, trước đây, doanh nghiệp thướng có thới quen sử dựng các thiết bị đến khi hỏng hoặc có sự cố mới gọi điện lực đến sửa, thì nay, Điện lực tỉnh Nghệ An đã khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc cơng tác thí nghiệm định kì, giảm thiểu các sự cố về điện. Đồng thời, tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu tất cả các khách hàng trong các khu công nghiệp khi đầu tư mới đều phải lắp đặt máy cắt đầu nguồn, phòng khi xảy ra sự cố ở một doanh nghiệp, sẽ không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, từ đó góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện,…Nhờ nỗ lực của mình, năm 2019, điểm hài lòng mà khách hàng dành cho Điện lực tỉnh Nghệ An là 7,84/10 điểm đứng thứ 7 trong số 27 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

2.2.2.2. Về công tác tổ chức dịch vụ khách hàng

Trong những năm trở lại đây, công tác dich vụ khách hàng của Điện lực tỉnh Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ số thống kê và chỉ tiêu chất

lượng đều đảm bảo theo đúng thời gian quy định, thời gian tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh được rút ngắn, khách hàng luôn được tạo điều kiện tốt nhất trong sử dụng điện

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn OCD thì điểm đánh giá trung bình của 02 nhóm khách hàng ngồi sinh hoạt (NSH) và sinh hoạt (SH) theo 7 nhóm yếu tố (cung cấp điện, thơng tin đến khách hàng, hóa đơn tiền điện, dịch vụ khách hàng, hình ảnh kinh doanh, nhận thức về giá điện, đồng thuận xã hội) thì năm 2019 được: 7,84 điểm tăng 0,67 điểm so với năm 2018, trong đó đối với khách hàng NSH đạt 7,83 điểm tăng 0,77 điểm so với năm 2018 (biểu đồ 2.1.); đối với khách hàng Sh đạt 7,76 điểm tăng 0,57 điểm so với năm 2018 (biêu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình của 7 nhóm yếu tố đối với khách hàng NSH

Nguồn: Công ty Điện lực Nghệ An

Biểu đồ 2.2. Điểm trung bình 7 nhóm yếu tố đối với khách hàng SH

Đối với việc quản lý cấp điện, thực hiện hợp đồng, công ty đã chỉ đạo các phòng ban chức năng và các Điện lực thực hiện tốt cơng tác chăm sóc và dịch vụ khách hàng trong đó việc cải cách thủ thục và rút ngắn thời gian cấp điện cho các khách hàng. Căn cứ Bộ quy trình kinh doanh điện năng của EVN; Bộ quy trình kinh doanh điện năng áp dụng trong EVN NPC. Công ty đã ban hành quy định trình tự thủ tục, phân cấp điện một đầu mối của công ty kèm theo Quyết định số 783/QĐ – PCHN ngày 28/7/2014. Đồng thời công ty yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc cơng văn số 2088/EVN NPC – KDĐN. Qua đó đã giảm thời gian và thủ tục cho khách hàng khi có nhu cầu phát triển mới.

Việc quản lý chất lượng cung cấp điện: khắc phục sự cố, đảm bảo cung cấp điện liên tục, thông suốt. Công ty Điện lực Nghệ Nghệ An đã triển khai lập phương án xử lý sự cố nhanh cho từng đường dây trung thế, từng trạm biến áp, lập phương án xử ly sự cố cho khu cơng nghiệp, bố trí các đội sửa chữa lưu động ứng trực 24/24h nhằm giải quyết sự cố một cách nhanh nhất đảm bảo tính ổn định cung cấp điện thơng suốt liên tục;

Việc quản lý an tồn, giá cả, thất thốt điện. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện tuy đã làm tốt, tuy nhiên việc đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch lại do ngành điện bố trí nguồn vốn thực hiện. Mặc dù đã được phòng tham mưu kịp thời cho Sở và UBND tỉnh đơn đốc ngành điện kịp thười bố trí vốn, thực hiện các dự án điện trọng điểm đúng theo tiến độ đã được phê duyệt trong quy hoạch nhưng vẫn còn những dự án điện 110 kV còn chậm tiến độ từ 1- 2 năm, làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh tại các khu cơng nghiệp.

Việc quản lý tình hình cấp điện tại các khu cơng nghiệp cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, được các doanh nghiệp đánh giá cao về mức độ hài lòng, tuy nhiên việc mất điện vẫn cịn.

Đã tập trung phân tích đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn thất hàng tháng đối với từng đường dây trung áp, từng trạm biến áp công cộng để có biện pháp cụ thể trong thời gian tiếp theo. Trong quản lý, đã thực hiện gắn trách nhiệm cụ thể từng Lãnh đạo Điện lực, các Trưởng phòng Kinh doanh – Kỹ thuật – An toàn của Điện lực với việc giảm thiêu thụ điện năng của từng trạm biến áp công cộng và đường đây trung thế. Hàng quý, Điện lực thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm tiêu thụ điện năng của 06 trạm biến áp công cộng và 01 hoặc 02 đường dây trung thế.

2.2.2.3. Quy trình cung cấp điện năng đối với khách hàng

Thực hiện nghị quyết số: 19 NQ-CP, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó u cầu Bộ cơng Thương triển khai thực hiện và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 66)