Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng điện trong quản lý dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng điện trong quản lý dịch vụ

Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đông, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo dưỡng, xác định phương thức tối ưu để quản lý vận hành hệ thống. Lúc cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đường dây và trạm đều quá tải. Ngược lại vào những lúc thấp điểm thì công suất không được sử dụng hết, gây lãng phí nghiêm trọng. Vì công suất phát ra mà không được tiêu thụ thì ngành điện không thu được tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Chính vì vậy, quản lý sử dụng điện là một trong những yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa quyết định hiệu quả của QLNN đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện.

Trên thực tế, công suất tiêu thụ điện tại Nghệ An vào giờ cao điểm (khoảng 18 – 20 giờ hàng ngày) cao hơn công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (từ 2 – 3 giờ) tới 65 – 70 %. Ngoài ra, quá trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua một hệ thống rất rộng lưới điện truyền tải, phân phối…và trong quá trình này luôn luôn có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng đện tiêu hao này gọi là tổn thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vô ích trên đường truyền dẫn. Nhưng thực chất đây chính là lượng điện cần thiết để vận chuyển hàng hóa điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn thất điện năng kỹ thuật tương tự như sự tiêu hao tự nhiên của hàng hóa khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, tổn thất điện năng trong các MBA, tổn thất điện năng cho chế độ vận hành,…tổn thất kỹ thuật là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện. Nó là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, thu nhập, …

trong quá trình SXKD điện năng là một yếu tố cần can thiệt đề giảm thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Ngoài tổn thất điện năng kỹ thuật, còn có tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thương mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện cho lượng điện bán ra được (điện thương phẩm) ít hơn lượng điện mua vào (sản xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến công tác quản lý. Việc sắp xếp mô hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng tin học trong quản lý có các chương trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao, lao động và thu nhập cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ, coi chiến lượng hướng tới khách hàng là chiến lược trọng tâm trong điều kiện môi trường đã xuất hiện những yếu tố mang tính cạnh tranh, xóa bỏ thị trường kinh doanh hàng hóa độc quyền.

Việc quản lý, vận hành một hệ thống đòi hỏi phải theo quy định, quy phạm nghiêm ngặt và mang tính hệ thống cao và cũng chính vì vậy mà tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh không hợp lý sẽ làm tăng chi phí trong giá thành điện năng và sinh ra tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong mọi mọi khâu từ sản xuất truyền tải, phân phối đến bán điện (từ máy phát điện đến tận chiếc công tơ điện bán cho khách hàng). Thậm chí nhiều khi tổn thất điện năng phi kỹ thuật còn lớn hơn tổn thất điện năng kỹ thuật nhiều lần.

Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm lao động nhưng điện năng không thể dự trữ được, không thể cất trữ trong khi để dùng dần được như các loại hàng hóa khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng, điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…để thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã hội. Điện năng còn là đầu vào của tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, con người có thể can thiệt bằng các biện

pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng kỹ thuật xuống mức phù hợp với tính toán lý thuyết. Để thị trường hóa hoạt động cung cấp điện, và giảm tổn thất điện năng kỹ thuật, Công ty Điện lực Nghệ An cần phải đầu tư hiện đại hóa thật nhanh hệ thống truyền tải điện. Chủ trương này nếu thực hiện thành công thì tính ổn định, an toàn, liên tục trong cung ứng điện sẽ cao, chất lượng điện sẽ tốt, điện năng thất thoát sẽ ít và khối lượng cộng việc quản lý sẽ giảm do không phải xử lý các sự cố xảy ra đột xuất. Ngược lại nếu hệ thống điện lạc hậu, hay sự cố, mất điện nhiều, khối lượng công việc quản lý sẽ tăng lên. Hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện ngoài yếu tố vốn còn đòi hỏi trình độ quản trị viên, công nhân cao vì ngành điện là một ngành đòi hỏi kỹ thuật cao.

Để tăng cường quản lý sử dụng điện, trong thời gian tới Công ty Điện lực Nghệ An cần tập trung quản lý thất thoát điện năng bằng việc quản lý tốt các hợp đồng mua bán điện; trong đó lưu ý tổ chức phân phối hợp lý nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, phân phối hợp lý cung cấp điện trong những thời cao/ thấp điểm; tuyên truyền vận động sử dụng điện hợp lý trong giờ cao điểm, ưu tiên dành cho các nhu cầu sản xuất, nhu cầu đặc biệt, hạn chế tiêu dùng lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)