Nội dung quản lý dịch vụ cung cấp điện của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý dịch vụ cung cấp điện của tỉnh

1.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch dịchvụ cung cấp điện vụ cung cấp điện

Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm phát luật

Luật pháp là cơng cụ quyền lực, có tính cưỡng chế rất sắc bén, có hiệu quả trong quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động dịch vụ cung cấp điện. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có vai trị quan trọng trong việc định hình việc quản lý hoạt động dịch vụ cung cấp điện của cả

nước. Nhà nước soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các khung pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất, quy định rõ trong nội dung hoạt động cung cấp điện, điều chỉnh các mối quan hệ, đảm bảo mơi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng và ổn định vững chắc thị trường thiêu thụ điện nói riêng, sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Các văn bản này tạo bản lề, bộ khung pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước từ đó thực hiện, hành động quản lý vì một mục tiêu chung. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các Luật do Quốc hội ban hành, Pháp lênh do Ủy ban thường vụ Quốc hội Ban hành, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ quy định, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư của các Bộ, Quyết định của HĐND, UBND các cấp.

Pháp luật điều chỉnh các hoạt động dịch vụ cung cấp điện cũng được quy định tại các văn bản nêu trên. Việc tổ chức nghiên cứu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động dịch vụ cung cấp điện cần được thực hiện theo một quy trình khoa học, nghiêm túc, với những phương pháp nghiên cứu khoa học thích hợp.

Một số văn bản mà Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành để quản lý dịch vụ cung cấp điện một cách có hệ thống là:

- Khung pháp lý về hoạt động dịch vụ cung cấp điện bao gồm các yếu tố pháp luật, cơ chế, chính sách và kiểm tra, giám sát về dịch vụ cung cấp điện; các quy định cụ thể liên quan đến cung cấp và tiêu dùng điện,…

- Các văn bản liên quan đến hoạt động cung cấp điện về mặt pháp luật như Luật Thương mại; Luật dân sự, Luật phịng cháy chữa cháy, các Thơng tư, Nghị định liên quan đến dịch vụ cung cấp điện. Các văn bản này tạo ra một hành lang pháp luật thuận lợi, đồng thười là cơ sở cho công tác quản lý hoạt động dịch vụ cung cấp điện.

Các văn bản được xây dựng không những giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành kinh doanh điện, mà còn giúp nâng cao năng lực của QLNN đối với lĩnh vực này. Yêu cầu của văn bản khi được ban hành phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng, đồng bộ, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức

thực hiện. Muốn như vậy, trong quá trình xây dwungj phải tuân theo các quy trình sau:

- Đánh giá chính sách hoạt động dịch vụ cung cấp điện hiện hành để thấy được những mặt đạt được, những hạn chế, tồn tại cần phải bổ sung, hoàn thiện hay đổi mới. Để phát hiện được các vấn đề chuẩn xác thì cần phải có những cuộc điều tra, khảo sát đối với các đối tượng chịu sự tác động của pháp luật để có cái nhìn tồn diện, khách quan.

- Việc xây dựng chính sách về hoạt động dịch vụ cung cấp điện cần có nhiều phương án, việc lựa chọn phương án tối ưu phải dựa trên các tiêu thức: có tạo ra được động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội hay khơng, có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, có khả thi,…

- Cần phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của chính sách như các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các tổ chức,… sử dụng điện.

Có kế hoạch thực thi chính sách một cách khoa học, bài bản.

Quy hoạch hệ thống mạng lưới cung cấp điện

Cùng với việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng hoạt động dịch vụ cung cấp điện có hiệu quả, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch mạng lưới cung cấp điện là công cụ quan trọng để các cơ quan QLNN thực hiện công tác quản lý trong phạm vi quốc gia và mỗi địa phương cụ thể. Đây là những tư tưởng chủ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mơ hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để định hướng cho hoạt động dịch vụ cung cấp điện được phát triển một cách hợp lý, theo đúng với mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch hệ thống mạng lưới cung cấp điện nhằm mục đích khắc phục một số tình trạng như mạng lưới phân bổ khơng đồng đều và không tương xứng với nhu cầu sử dụng điện. Các trạm điện đặt ra không đáp ứng được các quy chuẩn, pháp luật. Đây là việc làm thiết thực nhằm thiết lập hệ thống cung cấp điện theo trật tự thống nhất, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dân cư, qua đó tạo

điều kiện cho việc quản lý kinh doanh điện ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch cung cấp điện phải đáp ứng các yêu cầu:

- Phải phù hợp với các quy hoạch xây dựng, giao thông, đô thị và kinh tế xã hội của Nhà nước cũng như của các địa phương.

- Quy hoạch cung cấp điện phải mang tính kinh tế xã hội cao, vừa đảm bảo thuận tiện cho người tiêu dùng vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bộ phận kinh doanh, đảm bảo an toàn sử dụng điện, an tồn cháy nổ, vệ sinh mơi trường.

- Quy hoạch ở địa phương phải thống nhất với quy hoạch chung của Trung ương, phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng điện trên từng mỗi địa bàn.

Muốn vậy, trong quá trình làm quy hoạch cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, tổ chức trong việc rà soát, kiểm tra nhu cầu, dự báo để đưa ra quy hoạch một cách chính xác, phù hợp.

1.2.2. Tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp điện

Các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch liên quan đến hoạt động dịch vụ cung cấp điện sau khi được xây dựng và ban hành sẽ được đưa vào thực hiện trong thực tế. Bản chất của việc tổ chức và quản lý dịch vụ cung cấp điện là tuyên truyền, phổ biến các văn bản đã được xây dựng đến các đơn vị cung cấp điện và các đơn vị, người sử dụng điện. Để thực hiện được điều đó, các cơ quan QLNN cần thiết lập được các cơ quan và hệ thống tổ chức, quản lý đồng thời sử dụng bộ máy này để hoạch định thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách đối với các dịch vụ cung cấp điện.

Hoạt động dịch vụ cung cấp điện liên quan đến nhiều bộ phận các cấp. Vì vậy, để có thể quản lý hoạt động này có hiệu quả, cần phải tổ chức tốt bộ máy và phối hợp trong thực hiện quản lý từ Trung ương đến các địa phương. Cần có đội ngũ cán bộ, chun viên có chun mơn tốt để thực hiện quản lý và thường xuyên có báo cáo từ dưới lên, chỉ đạo sát sao từ trên xuống, cũng như tiến hành kịp thời điều chỉnh, bổ sung q trình thực thi các chính sách,…

Tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp điện thể hiện trên các nội dung: Quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật; quản lý phân phối, sử dụng, tiêu thụ điện; quản lý tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực đảm nhận dịch vụ cung cấp điện. một số các hoạt động quản lý cụ thể đối với dịch vụ cung cấp điện là: Phổ biến và làm hợp đồng cung ứng điện với tổ chức, các hộ gia đình sử dụng điện, quản lý việc sử dụng điện theo yêu cẩu về chất lượng, số lượng, đảm bảo an toàn,…

1.2.3. Kiểm tra, đánh giá quản lý dịch vụ cung cấp điện

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động giám sát của cơ quan QLNN đối với các hoạt động dịch vụ cung cấp điện tại các cơ quan, đơn vị và tình hình thực hiện pháp luật về sử dụng, tiêu thụ điện, nhằm đảm bảo cơ chế, chính sách vê cung cấp điện được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.

Việc thanh tra, giám sát hoạt động dịch vụ cung cấp điện có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo cho thị trường điện hoạt động minh bạch, lành mạnh, ổn định, đúng mục đích và bảo vệ quyền lợi chi cả 2 phía: Phía cung ứng điện và phía sử dụng điện.

Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật và xử lý vi phạm về dịch vụ cung cấp và sử dụng điện được thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến quá trình khai khác, sử dụng, tiêu thụ điện của cơ quan, đơn vị và người dân để đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng được thanh kiểm tra.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm về dịch vụ cung cấp và sử dụng điện được thực hiện theo kế hoạch của cơ quan quản lý hoặc kiểm tra đột xuất. Phương pháp kiểm tra là việc sử dụng các phương pháp, cách thức và kỹ thuật để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Đối với công tác kiểm tra và sử lý vi phạm về dịch vụ cung cấp điện, trong q trình tổ chức thực hiện thơng thường sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp kiểm tra như phương pháp đối chiếu, phương pháp kiểm kê, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm về dịch vụ cung cấp điện và sử dụng điện được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm. Kế

hoạch thanh tra bao gồm các nội dung như đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra. Ngồi ra, cơng tác thanh tra cịn được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về dịch vụ cung cấp và sử dụng điện hoặc để giải quyết khiếu nại tố cáo.

Nghị định 127/20015/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Điện lực là căn cứ pháp lý cao nhất cho thanh tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm về dịch vụ cung cấp và sử dụng điện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w