6. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dịch vụ cung cấp điện trên
3.3.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý dịch vụ cung cấp điện
Bộ máy QLNN đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện là một trong những thành tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An là một yêu cầu cấp bách nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trước hết, bộ máy quản lý đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện tỉnh Nghệ An cần phải có quyền lực đủ mạnh. Quyền lực này phải được hình thành bởi sức mạnh quyền lực hành chính – tổ chức, uy quyền của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ của bộ máy; bởi mức độ hiệu quả của luật pháp; bởi thực lực kinh tế và
quyền lực thông tin,…Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An hiện nay thì để quyền lực của bộ máy QLNN đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện thì việc kiện tồn hợp lý bộ máy quản lý và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy la hai vấn đề cần thiết.
Việc tăng cường công tác QLNN của các cấp trong quản lý đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện của tỉnh Nghệ An từ Sở Công thương, Sở KHCN, Sở TN&MT, Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy, Cơng ty Điện lực, UBND các huyện, thị xã,…cần tập trung vào các vấn đề như:
- Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về các điều kiện trong sử dụng và cung cấp điện và trên cơ sở đó tăng cường thanh tra, giám sát việc chấp hành của các đối tượng có liên quan. Các cơ quan quản lý cần thông tin đầy đủ đến khách hàng các quy định quản lý và các quy định khác liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng sử dụng điện.
- Thường xuyên thực hiện phòng, chống các hành vi, biểu hiện gian lận trong sử dụng điện cũng như những biểu hiện gây mất an toàn. Thường xuyên thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất: Xây dựng đường dây nóng để phát hiện nhanh các vi phạm, xử lý nhanh và dứt điểm các vi phạm không để dây dưa kéo dài, không để gây ra hiệu quả nghiêm trọng.
- Hình thành bộ phận giám sát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, trong đó Sở Cơng thương chủ động chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện. Trên cơ sở đó tham mưu cho cấp trên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nhu cầu tiêu dùng điện trong thời kỳ quy hoạch.
- Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán, thanh toán điện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, quy định về sử dụng, cung cấp điện.
- Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý, chuyển đổi tính chất sở hữu, cải cách cơ chế hạch toán để tạo tư cách pháp nhân đầy đủ và tính chủ động cho các đơn vị thành viên theo yêu cầu của EVN.
Tăng cường hướng dẫn, đào tạo cán bộ, nhân việc của công ty về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ của ngành, đặc biệt là các cán bộ thực thi, triển khai hoạt động kinh doanh điện. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cùng với chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh.
3.3.4. Hồn thiện cơng tác quản lý sử dụng điện trong quản lý dịch vụ
Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đơng, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo dưỡng, xác định phương thức tối ưu để quản lý vận hành hệ thống. Lúc cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đường dây và trạm đều quá tải. Ngược lại vào những lúc thấp điểm thì cơng suất khơng được sử dụng hết, gây lãng phí nghiêm trọng. Vì cơng suất phát ra mà khơng được tiêu thụ thì ngành điện khơng thu được tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Chính vì vậy, quản lý sử dụng điện là một trong những yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa quyết định hiệu quả của QLNN đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện.
Trên thực tế, công suất tiêu thụ điện tại Nghệ An vào giờ cao điểm (khoảng 18 – 20 giờ hàng ngày) cao hơn công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (từ 2 – 3 giờ) tới 65 – 70 %. Ngồi ra, q trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua một hệ thống rất rộng lưới điện truyền tải, phân phối…và trong quá trình này ln ln có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng đện tiêu hao này gọi là tổn thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vơ ích trên đường truyền dẫn. Nhưng thực chất đây chính là lượng điện cần thiết để vận chuyển hàng hóa điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn thất điện năng kỹ thuật tương tự như sự tiêu hao tự nhiên của hàng hóa khác trong q trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, tổn thất điện năng trong các MBA, tổn thất điện năng cho chế độ vận hành,…tổn thất kỹ thuật là khách quan và khơng tránh khỏi trong q trình cung ứng điện. Nó là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, thu nhập, …
trong quá trình SXKD điện năng là một yếu tố cần can thiệt đề giảm thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Ngoài tổn thất điện năng kỹ thuật, cịn có tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thương mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện cho lượng điện bán ra được (điện thương phẩm) ít hơn lượng điện mua vào (sản xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến cơng tác quản lý. Việc sắp xếp mơ hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng tin học trong quản lý có các chương trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao, lao động và thu nhập cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ, coi chiến lượng hướng tới khách hàng là chiến lược trọng tâm trong điều kiện môi trường đã xuất hiện những yếu tố mang tính cạnh tranh, xóa bỏ thị trường kinh doanh hàng hóa độc quyền.
Việc quản lý, vận hành một hệ thống đòi hỏi phải theo quy định, quy phạm nghiêm ngặt và mang tính hệ thống cao và cũng chính vì vậy mà tổ chức mơ hình sản xuất kinh doanh khơng hợp lý sẽ làm tăng chi phí trong giá thành điện năng và sinh ra tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong mọi mọi khâu từ sản xuất truyền tải, phân phối đến bán điện (từ máy phát điện đến tận chiếc cơng tơ điện bán cho khách hàng). Thậm chí nhiều khi tổn thất điện năng phi kỹ thuật còn lớn hơn tổn thất điện năng kỹ thuật nhiều lần.
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm lao động nhưng điện năng không thể dự trữ được, không thể cất trữ trong khi để dùng dần được như các loại hàng hóa khác. Q trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng, điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng,…để thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã hội. Điện năng còn là đầu vào của tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, con người có thể can thiệt bằng các biện
pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng kỹ thuật xuống mức phù hợp với tính tốn lý thuyết. Để thị trường hóa hoạt động cung cấp điện, và giảm tổn thất điện năng kỹ thuật, Công ty Điện lực Nghệ An cần phải đầu tư hiện đại hóa thật nhanh hệ thống truyền tải điện. Chủ trương này nếu thực hiện thành cơng thì tính ổn định, an tồn, liên tục trong cung ứng điện sẽ cao, chất lượng điện sẽ tốt, điện năng thất thốt sẽ ít và khối lượng cộng việc quản lý sẽ giảm do không phải xử lý các sự cố xảy ra đột xuất. Ngược lại nếu hệ thống điện lạc hậu, hay sự cố, mất điện nhiều, khối lượng công việc quản lý sẽ tăng lên. Hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện ngồi yếu tố vốn cịn địi hỏi trình độ quản trị viên, cơng nhân cao vì ngành điện là một ngành địi hỏi kỹ thuật cao.
Để tăng cường quản lý sử dụng điện, trong thời gian tới Công ty Điện lực Nghệ An cần tập trung quản lý thất thoát điện năng bằng việc quản lý tốt các hợp đồng mua bán điện; trong đó lưu ý tổ chức phân phối hợp lý nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, phân phối hợp lý cung cấp điện trong những thời cao/ thấp điểm; tuyên truyền vận động sử dụng điện hợp lý trong giờ cao điểm, ưu tiên dành cho các nhu cầu sản xuất, nhu cầu đặc biệt, hạn chế tiêu dùng lãng phí.
3.3.5. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, thanh tra, giảm sát đối với hoạt động quản lýdịch vụ cung cấp điện dịch vụ cung cấp điện
Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện dịch vụ cung cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo đúng những tiêu chuẩn. Trong thời gian qua, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng điện tại Nghệ An còn chưa thực sự có bài bản, cịn thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, phát hiện kịp thời những sai phạm. Việc phát hiện, xử lý và khắc phục một số vi phạm trong cung cấp và sử dựng điện tại Nghệ An còn chậm, thiếu kiên quyết, kém hiệu quả, tình trạng thất thốt điện, sử dụng điện chưa hợp lý vẫn cịn.
Hồn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát là một yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường hiệu lực QLNN trong hoạt hoạt động quản lý dịch vụ cung cấp điện, khắc phục tình trạng trục lợi, tiêu cực trong ngành còn tồn tại. Cán bộ thanh tra, kiểm tra
cần phải thực hiện tốt công tác chuyên môn, quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình thanh tra, kiểm tra đã đặt ra.
Cần xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động của Công ty; tiếp nhận và tổ chức xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác kiểm tra chống lấy cắp điện; tham mưu giúp Giám đốc; phối hợp với các cơ quan pháp luật, các đoàn thanh tra, kiểm tra của các cấp theo yêu cầu của Giám đốc; tham gia, phối hợp với Hội đồng xử lý vi phạm sử dụng điện của tỉnh khi có yêu cầu. Cần xây dựng hệ thống các tiêu chí kiểm tra, thanh tra làm cơ sở cho hoạt động của bộ phận thanh tra các cấp và giúp cho các ban ngành có thể phối hợp tốt với nhau hơn trong các cuộc kiểm tra liên ngành. Nghiên cứu, xây dựng chuẩn hóa các hợp đồng, các quy trình thực hiện trong dịch vụ cung cấp điện để tạo sự thống nhất trong quản lý.
Tích cực tổ chức phổ biến, tuyên truyền hệ thống giám sát, đánh giá để các đơn vị, cá nhân lấy đó làm căn cứ xây dựng quy chế ở đơn vị, tổ chức của họ. Việc kiểm tra, thanh tra đối với sử dụng và cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần phải được tiến hành thường xyên và có kế hoạch. Kết quả kiểm tra, thanh tra cần được xử lý nhanh, dứt điểm, phải được thống báo và rút kinh nghiệm kịp thời.
3.3.6. Hoàn thiện sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lýdịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trên thực tế, trong những năm qua công tác phối hợp, phân cấp chức năng giữa các cơ quan QLNN đối với dịch vụ cung cấp điện tại tỉnh Nghệ An luôn được đảm bảo thực hiện theo quy trình; tuy nhiên do địa bàn quản lý chung rất rộng và phức tạp nên đơi khi sự phối hợp cịn bị bng lỏng và chồng chéo. Trong quản lý, thực tế tốn rất nhiều nhân lực nhưng lại chưa sâu sát được thực tế từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, huyện, thị xã,…sử dụng điện. Vì thế, thời gian tới, Cơng ty Điện lực Nghệ An cần có sự hồn thiện trong việc phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý, chia nhỏ và thực hiện quản lý tập trung, cụ thể cho từng lĩnh vực. Điều này sẽ giúp cơng ty có thuận lợi trong quản lý hợp đồng, quản lý tình hình sử dụng điện, khơng vướng vào quy hoạch. Cần có các bộ phận quản lý riêng cho từng lĩnh
vực: Xây dựng văn bản, xây dựng quy hoạch, thẩm định cấp hợp đồng sử dụng điện, tuyên truyền phổ biến pháp luật sử dụng điện, thanh tra hoạt động sử dụng, cung cấp điện trong xu thế quản lý tập trung, thống nhất.
Cần phải xác định đây là trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc khắc phục các tồn tại, chủ động phối hợp các bộ phận trong quản lý dịch vụ cung cấp điện. Công tác phối hợp phải được thực hiện đối với tất cả các nội dung QLNN về dịch vụ cung cấp điện từ xây dựng ban hành và thực thi các văn bản quản lý đến công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về sử dụng, cung cấp điện. Các vấn đề đặc biệt cần quan tâm tại Công ty Điện lực Nghệ An trong thời gian tới trong việc phối hợp thực hiện quản lý là: Cần có sự xem xét, bổ sung hồn thiện cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh; Việc thanh tra, kiểm tra định kỳ cần có sự thống nhất về thời gian cùng triển khai và phải được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, không gây phiền hà và cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân.
3.3.7. Tích cực trẻ hóa nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý dịch vụ cung cấp điện quản lý dịch vụ cung cấp điện
Có thể thấy, hiện nay hầu hết cán bộ quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều ở độ tuổi khá cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện một số nhiệm vụ được giao cho Điện lực tỉnh. Tuy đội ngũ có kinh nghiệm, nhưng do tuổi tác và đặc thù của ngành điện, nên tỉnh cần bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ. Muốn vậy, một mặt cần tận dụng nguôn nhân lực từ những người địa phương được đào tạo bài bản, mặt khác cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho chính đội ngũ hiện hữu tại cơng ty. Bên cạnh việc trẻ hóa đội ngũ, cũng cần lưu ý đến việc bồi dưỡng về chuyên mơn, kỹ năng quản lý cho đội ngũ.
Tỉnh nên có phân loại cán bộ thơng qua các kỳ thi, sát hạch, kiểm tra trình độ để phát hiện các cán bộ giỏi, tạo động lực về chế độ, sự thi đua phấn đấu nâng cao trình độ đội ngũ. Tạo điều kiện và khuyến khích những người có kinh nghiệm, lâu năm hỗ trợ cho các cán bộ trẻ về kinh nghiệm, phương pháp và cách thức quản lý,
dịch vụ cung cấp điện có hiệu quả cũng là một giải pháp để nâng cao trình độ quản lý điện.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Với Chính phủ và Bộ chủ quản
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 và được điều