Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Đối với đầu tư phát triển nguồn cung điện

- Chưa đáp ứng được nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. Thực tế, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành điện lực ở Việt Nam rất lớn, tuy nhiên khả năng đáp ứng nhu cầu còn hạn chế, giai đoạn 2016 – 2020 số vốn thực tế mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam huy động được ho hoạt động đầu tư đạt khoảng 74% nhu cầu, nên nhiều dự án đầu tư do Tập đoàn tham gia bị chậm tiến độ phải giãn, hoãn tiến độ.

- Cơ cấu vốn đầu tư cho nguồn điện và lưới điện chưa hợp lý. Cơ cấu vốn đầu tư của ngành điện gồm có vốn đầu tue cho nguồn điện, lưới điện và cho những cong trình khác. Vấn đề đầu tư cho nguồn điện nhìn chung đã được chú trọng nhưng vốn đầu tư cho lưới điện vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu dẫn đến tình trạng bị quá tải ở nhiều khu vực.

- Việc xây dựng hệ thống lưới điện còn nhiều bất cập. Một số dự án lưới điện 220 – 110 kV do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tiến độ và vận hành bị chậm, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho phụ tải. Ngoài ra, tại một số khu vực có khu cơng nghiệp phát triển q nóng có khá nhiều đường dây và trạm biến áp 110 kV bị quá tải, phải tiết giảm phụ tải nhất là vào giờ cao điểm.

Trong hoạt động quản lý

- Các văn bản quản lý của Điện lực Nghệ An chủ yếu dựa vào các văn bản của các cơ quan quản lý cấp trên mang tính tổng qt chung. Trong khi đó, đối tượng cung cấp điện trên địa bàn Nghệ An khơng đồng đều, đa dạng, địi hỏi phải có những phương thức quản lys đặc thù, khác nhau cho từng loại đối tượng: doanh nghiệp, hộ nông dân, hộ thành thị.,…

- Việc thống kê, rà soát nhu cầu thị trường của các cơ quan quản lý tại Nghệ An còn yếu, số liệu nhất là dự báo khơng chính xác, khơng được cập nhật đầy đủ dẫn đến một số văn bản quản lý ban hành cịn thiếu thực tế, khó áp dụng.

- Đội ngũ quản lý của tỉnh cịn mỏng, trình độ chưa cao, sự phối hợp còn chưa thực sự thường xuyên, ăn khớp.

2.3.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành điện. Cần tăng cường khả năng huy động tài chính nội bộ trong những doanh nghiệp ngành điện thông qua việc nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động và đảm bảo có tích lũy, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển. Đổng thời những tập đồn, tổng cơng tu hoạt đọng trong ngành điện có tín nhiệm tài chính cao cần giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện, tự huy động vồn không cần hỗ trợ bảo lãnh Chính phủ.

Đầu tư đồng bộ nguồn điện và lưới điện. Ngành điện cũng cần tập trung đầu tư phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. kết hợp phát triển thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện hạt nhân kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với nước ngoài. Đồng thời, cần đầu tư phát triển nguồn năng lượng mới để sản xuất điện và chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực ngành điện.

Trong cơng tác quản lý, cần nhanh chóng hồn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về cung cấp điện; quản lý chặt chẽ cong tác hợp đồng; nâng cao trình độ của đội ngũ bộ máy làm công tác quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 76)