Các phương pháp và công cụ quản lý dịch vụ cung cấp điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái quát chung về quản lý dịch vụ cung cấp điện của tỉnh

1.1.3. Các phương pháp và công cụ quản lý dịch vụ cung cấp điện

Phương pháp quan lý dịch vụ cung cấp điện của nhà nước là “tổng thể các

cách thức tác động có chủ đích và có thể có của cơ quan QLNN” Mai Văn Bửu, Phan Kim Chiến [3] lên hoạt động dịch vụ cung cấp điện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với hoạt động dịch vụ cung cấp điện, cũng như đối với các hoạt động kinh tế - xã hội khác, Nhà nước sử dụng các phương pháp quản lý chủ yếu là:

Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế của Nhà Nước là các cách thức Nhà nước tác động trực tiếp bằng các quyết định dứt khốt mang tính bắt buộc của Nhà Nước lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong các tình huống nhất định.

Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý. Theo hướng tác động về mặt tổ chức, Nhà nước xây dựng và ban hàn hệ thống pháp luật, tạo cơ hội pháp lý cho các hoạt động dịch vụ cung cấp điện được thực hiện thuận lợi. Theo đó, Nhà nước ta đã tạo ra một khung pháp lý nhất định để thống nhất kinh doanh dịch vụ cung cấp điện trên cả nước mà điển hình là Luật Điện Lực

ban hành 3/12/2004 và Luật Điện lực sửa đổi năm 2012 được ban hành ngày 20/11/2012. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn cụ thể văn bản Luật. Để triển khai thực hiện Luật, Nghị định, các Bộ có liên quan ban hành Thơng tư để điều chỉnh hoạt động dịch vụ cung cấp điện. Theo hướng tác động điều chỉnh của đối tượng quản lý, Nhà nước sử dụng công cụ chế tài để bắt buộc tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức thích hợp từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự.

Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong QLNN về kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế nhằm làm cho họ quan tâm tới các hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thơng qua các lợi ích kinh tế để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động.

Trong hoạt động dịch vụ cung cấp điện, việc sử dụng phương pháp kinh tế được nhà nước thực hiện thông qua việc đề ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để các cơ quan, tổ chức phải thực hiện. Bên cạnh đó, Nhà nước cịn có tác động lên hoạt động dịch vụ cung cấp điện vằng các phương pháp kinh tế thông qua việc sử dụng địn bẩy kinh tế như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi suất, thuế,…để khuyến khích, thu hút các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phát triển dịch vụ cung cấp điện hướng vừa ích nước, vừa lợi nhà.

Phương pháp giáo dục tuyên truyền

Phương pháp giáo dục, tuyên truyền trong QLNN về kinh tế là cách thức tác động của Nhà nước vào nhân thức và tình cảm của những con người thuộc đối tượng quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trong quản lý đối với dịch vụ cung cấp điện, phương pháp giáo dục, tuyên truyền là “các phương pháp tác động về mặt nhận thức, tư tưởng, trách nhiệm của

các tổ chức, cá nhân” tham gia vào hoạt động dịch vụ cung cấp điện để qua đó

“nâng cao tính tự giác, nhiệt tình của họ trong thực hiện nhiệm vụ” Mai Văn Bửu, Phan Kim Chiến. Nội dung giáo dục gồm giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trò, tác đọng của dịch vụ cung cấp điện để mọi người đều hiểu và ủng hộ; giáo dục ý thức sáng tạo, đổi mới, hiệu quả trong dịch vụ cấp điện; xây dựng tác phong công nghiệp cho cán bộ, công chức trong hoạt động dịch vụ cung cấp điện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đề tài Quản lý dịch vụ cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w