Giải pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 74 - 78)

hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Thứ nhất, cấp ủy Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết, Chỉ thị phải có sự tính tốn và cân nhắc; có Nghị quyết chun đề cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương ; thường xuyên đề cập đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên với sự phân công tổ chức thực hiện và những hạnh mục cần đạt đến trong từng giai đoạn. Huyện ủy phải xây dựng chính sách tuân thủ và quán triệt những nội dung từ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015; Chỉ thị số 01- CT/TU ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV (2016) xác định số lao động được giải quyết việc làm bình quân hằng năm từ 4.300 – 4.500 người.

Đồng thời, cấp ủy Đảng, cấp chính quyền trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn phải lãnh đạo, chỉ đạo gắn liền với trách nhiệm trong việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, và các văn bản điều hành về các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Lấy hiệu quả, kết quả thực hiện chỉ tiêu giải quyết việc làm làm tiêu chí thi đua,

đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của mỗi địa phương, mỗi cơ sở và đảng viên hằng năm.

Thứ hai, quán triệt quan điểm về giải quyết việc làm của cấp ủy, Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện cùng phòng, ban, ngành phụ trách tiến hành thể chế hóa và ban hành chương trình kịp thời, vừa mang tinh thần của Nghị quyết mà vẫn phù hợp với tình hình của huyện. Đồng thời chủ động xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình lồng ghép như Kế hoạch phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ, Chương trình cho vay vốn ưu đãi…

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phân công công việc cho các phịng, ban chun mơn, đoàn thể phải gắn liền với trách nhiệm. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo của các phòng, ban, ngành liên quan, các đồng chí cấp ủy viên giúp đỡ xã có tỷ lệ thất nghiệp cao để kịp thời giúp địa phương có cơ hội có việc làm, vươn lên thốt nghèo; các đồng chí trong Ban chỉ đạo thực hiện chính sách được phân cơng phụ trách các xã phải chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác giải quyết việc làm và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết việc làm hằng năm, định kỳ báo cáo kết quả giúp đỡ thanh niên các xã cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và Cơ quan Thường trực của chính sách tại huyện.

Đồng thời quy hoạch chức danh cán bộ chuyên trách về giải quyết việc làm cho các phòng, ban thực hiện và cung cấp đủ nguồn kinh phí thực hiện.

Thứ ba, Nhà nước sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các thể chế liên

quan tới giải quyết việc làm cho thanh niên như: Luật việc làm, Luật Lao động, Luật Thanh niên, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi,… và các chương trình hành động khác; cấp chính quyền ban hành những cơ chế mới về chính sách như chính sách giao cho tổ chức thanh niên, huy động thanh niên thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các chương trình, dự án khác để thanh niên có điều kiện phấn đấu,

rèn luyện, lập thân, lập nghiệp; đề xuất đẩy nhanh tiến độ và sớm đưa các chương trình, dự án trọng điểm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn huyện đi vào hoạt động để giải quyết việc làm, nhất là thanh niên nông thôn ở các xã nghèo, xã thuần nông, địa bàn bị thu hồi đất, vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố ô nhiễm môi trường biển. Đặc biệt chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển nhằm khắc phục kịp thời cho bà con ngư dân, ổn định cuộc sống như Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức bồi thường cho 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại; Công văn số 9723/BNN-TCTS ngày 16/11/2016 của Bộ Nơng nghiệp về hướng dẫn bổ sung phương pháp tính thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển; Công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/09/2016 của Bộ Nông nghiệp hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển; Công văn số 6851/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp về hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố mơi trường biển.

Bên cạnh đó cần hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động. Đây là công cụ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách nắm được cung, cầu và sự biến động cung cầu lao động làm căn cứ xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng lao động. Muốn vậy, cấp huyện phải đầu tư, nâng cao năng lực cho việc tích hợp dữ liệu về lao động, việc làm; áp dụng khoa học công nghệ trong việc thu thập và xử lý số liệu; xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách quản lý, điều tra, thu thập và ứng dụng công nghệ…

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục

hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm thời gian cho đối tượng có nhu cầu đăng kí tạo việc làm. Đồng thời tạo lập môi trường thơng thống, thuận lợi, minh bạch cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và người

dân để thu hút đầu tư, tạo mở việc làm, giải quyết vấn đề lao động cho người dân, cho thanh niên; có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tạo chỗ ở cho lao động trẻ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê, bán cho thanh niên theo phương thức trả dần với thời hạn và giá cả hợp lý ở những nơi tập trung đông lao động trẻ đi lên Huyện lập nghiệp; khuyến khích, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức muốn đầu tư tại huyện. Tạo cơ chế hợp tác cùng có lợi với các nước phát triển cần nguồn lao động từ địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại thị trường xuất khẩu lao động truyền thống, kết hợp với mở rộng có thị trường mới có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Qatar…đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để người lao động tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển tham gia xuất khẩu lao động vào các thị trường có chi phí thấp như Hàn Quốc theo Chương trình EPS, Chương trình tuyển sinh thực tập sinh tại Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, điều dưỡng viên sang Nhật Bản. Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo định hướng xuất khẩu lao động để đón đầu thị trường; tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đào tạo định hướng, vốn vay đối với thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; ngoài vốn vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội theo mức quy định, vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo khả năng thế chấp, hỗ trợ cho vay thêm bằng vốn ủy thác thơng qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo nhu cầu của từng thanh niên và theo mức tổng chi phí thị trường. Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền thanh niên làm việc tại nước ngoài làm việc đúng hạn, giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài.

Thứ năm, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Thường xuyên

kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách nói chung và cơng tác rà sốt, xác định hộ gia đình có thanh niên đang nhàn rỗi và thất nghiệp nói riêng nhằm xác định chính xác đối tượng cần được hỗ trợ từ chính sách và thanh niên thực sự có

nhu cầu có việc làm, để làm căn cứ dự kiến kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm, tránh lãng phí cơ hội cho những thanh niên thực sự muốn thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 74 - 78)