Giám sát quy trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 37 - 38)

quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Nguồn lực thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn gồm hai nguồn lực từ Nhà nước và từ cơng tác xã hội hóa nguồn lực.

Một là, sử dụng nguồn lực từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Nguồn kinh phí sẽ được phân bổ từ Trung ương xuống địa phương; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng phối hợp với Ngân hàng Chính sách Nhà nước chỉ đạo phân bổ kinh phí cho các Bộ liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo nhiệm vụ đã phân công.

Hai là, huy động nguồn lực xã hội thông qua xã hội hóa chính sách thơng qua việc phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng tư nhân cùng các doanh nghiệp hướng nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong cả nước. Bên cạnh đó, một nguồn lực khác được sử dụng để thực hiện chính sách từ các chương trình hành động của các Tổ chức phi chính phủ (NGOs); các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (ODA) từ Nhật Bản, Nga, Trung Quốc… Tuy nhiên các nước hỗ trợ đều gắn với những lợi ích và chiến lược mà nước nhận ưu đãi phải đáp ứng. Do đó, cần sử dụng có hiệu quả nguồn lực này.

1.3.6. Giám sát quy trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn cho thanh niên nông thôn

Bởi một số sự khác biệt về khả năng, trình độ của thanh niên; số lượng, trình độ của cán bộ thực hiện và nội dung cần ưu tiên trong thực hiện chính sách, cho nên, cần phải thực hiện khâu theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT để nắm chắc tình hình giải quyết việc làm.

Từ đó có những đánh giá khách quan về điểm mạnh, điểm yếu khi thực hiện trên thực tế để tiến hành điều chỉnh những hạng mục đề án khơng phù hợp và những thiếu sót trong cơng tác lập kế hoạch. Thông qua việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về hiệu quả hoạt động của cả cấp tỉnh,

huyện, xã để các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp cùng giám sát, kiểm tra. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách và định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo tình hình thực hiện gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham gia giám sát q trình triển khai các hoạt động của chính sách giải quyết việc làm cho TNNT và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, xã tại các địa phương.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 37 - 38)