cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Trạch
Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT huyện Quảng Trạch diễn ra trên 18 xã trong huyện, trong đó có sự thực hiện của nhiều phịng, ban khác nhau, trình độ cán bộ cơ sở khơng đồng đều, chính vì vậy mà việc thực hiện chính sách có thể sẽ chồng chéo, thiếu hiệu quả hoặc thậm chí lệch hẳn mục tiêu. Do đó UBND huyện, xã cùng các phịng, ban chun mơ huyện, xã phải xây dựng và thực hiện chế độ giám sát quá trình thực hiện. Hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc này kịp thời khắc phục những khó khăn, tồn tại và biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong q trình triển khai thực hiện. Hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc này được tiến hành thông qua cơng tác tự thực hiện của các phịng, ban chịu trách nhiệm, đồng thời thông qua công tác báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm với cơ quan chủ quản và tổ chức tiến hành thanh tra trong toàn huyện.
Thời gian qua, UBND huyện Quảng Trạch đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cơng tác giám sát thực hiện chính sách, đề án như Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2014 về việc kiện toàn đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy nghề năm 2014; Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 16 tháng 07 năm 2015 của UBND huyện Quảng Trạch về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015 trên địa bàn tồn huyện Quảng Trạch. Trong đó có quy định mức kinh phí cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thành lập Đồn kiểm tra, giám sát vệc thực hiện dạy nghề cho TNNT. Từ đó Đồn thường xuyên tổ chức đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện công tác dạy và học tại các Cơ sở dạy nghề năm 2016 ở các xã, nhằm nắm bắt và chấn chỉnh
kịp thời, đảm bảo mục tiêu chính sách, báo cáo tình hình thực hiện dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ban chỉ đạo huyện. Cụ thể:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Phịng, ban, ngành, đoàn thể; UBND xã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện dạy nghề cho TNNT trên địa bàn huyện;
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nơng nghiệp; báo có kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm về cơ quan thường trực Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Phòng Giáo dục – Đào tạo thường xuyên kiểm tra năng lực chuyên môn dạy nghề cho đội ngũ cán bộ đào tạo nghề tại các Cơ sở dạy nghề, Trung tâm dạy nghề; thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng mỗi khóa học và tỷ lệ thanh niên hoàn thành đạt tiêu chuẩn mỗi khóa học.
Phịng Kế hoạch – Tài chính kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hiện hành;
Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề phi nông nghiệp cho TNNT; báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm về cơ quan thường trực Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
UBND các xã kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề cho TNNT trên địa bàn; rà sốt tình hình biến động về số lượng và chất lượng lao động, thanh niên có nhu cầu học nghề của từng xã sát với chuyển đổi cơ cấu kinh tế để có kế hoạch đào tạo gắn với giải quyết việc làm tại chỗ là chính, khảo sát tình trạng nghề tại các làng nghề truyền thống để duy trì, giới thiệu việc làm cho thanh niên; theo dõi số thanh niên đã qua học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề, số TNNT chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn 18 xã.
Các cơ sở dạy nghề, Trung tâm dạy nghề hàng tháng, quý, 6 tháng, một năm thực hiện báo cáo về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng toàn thể nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động thực hiện chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm các xã.