Giải pháp về tăng cường nguồn lực cho chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 83 - 85)

việc làm cho thanh niên nông thôn

Cần thiết phải điều phối các nguồn lực (từ Nhà nước và xã hội hóa) để đầu tư tập trung cho các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. Muốn thế, huyện cần thực hiện tốt công tác quy hoạch như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện; quy hoạch vùng, ngành kinh tế; quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề,... làm căn cứ kêu gọi và tập trung đầu tư. Một số giải pháp tập trung nguồn lực đầu tư là:

Thứ nhất, Tỉnh phân bổ sớm nguồn vốn thực hiện chính sách, lồng

ghép nguồn lực của các chương trình liên quan như chương trình giảm nghèo, với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án trên địa bàn theo hướng dẫn ưu tiên đầu tư vào các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm; kết hợp tốt với việc huy động, tạo nguồn nội lực tại chỗ, trong đó có chú ý động viên khuyến khích sử dụng hiệu quả nguồn vốn đền bù sự cố ô nhiễm môi trường biển để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội cần tranh thủ tối đa việc bổ

sung nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng; đẩy mạnh huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã. Tăng nguồn vốn ủy thác cho vay giải quyết việc làm của huyện và các xã qua Ngân hàng Chính sách xã hội; đẩy mạnh hoạt động cho vay, phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay cho đối tượng có nhu cầu giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động

Thứ ba, tăng cường các nguồn tài chính cho giáo dục, đào tạo nghề và

giải quyết việc làm; khuyến khích được sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực đào tạo nghề, mở rộng thị trường lao động để tăng cơ hội về việc làm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo và vùng nghèo... Quan tâm đầu tư cho hệ thống giáo dục của các xã nghèo, thơn nghèo; trong đó, duy trì và mở rộng hệ thống các trường nội trú cho các xã thuộc vùng có điều kiện khó khăn.

Ưu tiên về đào tạo và có chính sách khuyến khích và tạo cơ hội cho thanh niên nơng thơn, miền núi học hành và tìm việc làm sau tốt nghiệp như hình thành quỹ học bổng, quỹ tìm việc, trợ cấp cho cán bộ trở về làm việc tại địa phương...

Thứ tư, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, nhất là hệ

thống giao thơng và các cơng trình phục vụ đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; góp phần mở rộng giao thương, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa. Thực hiện khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến khích ngư dân bám biển, hỗ trợ cho người nghèo cách làm ăn và vay vốn để sản xuất. Thực hiện hỗ trợ dân di cư đến các vùng kinh tế mới và định canh, định cư ở các xã nghèo.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 83 - 85)