Giải pháp về tổ chức bộ máy thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 78 - 79)

việc làm cho thanh niên nông thôn

Để đưa chính sách từ văn bản trên bàn giấy trở thành thực tiễn thì ngồi thể chế thực hiện cịn cần có một thiết chế hay còn gọi là tổ chức, bộ máy cùng những thành phần cấu thành của bộ máy đó tiến hành triển khai tổ chức và thực hiện chính sách, chính vì vậy, kiện tồn tổ chức là một trong những giải pháp giải quyết triệt để nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Thứ nhất, kiện toàn về mặt tổ chức Ban chỉ đạo liên ngành liên quan

đến vấn đề lao động, việc làm; trong đó, quy định rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong các lĩnh vực công việc cụ thể; chế độ họp định kỳ, chế độ báo cáo, công tác sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

Thứ hai, kiện tồn tổ chức, biên chế Phịng Lao động - Thương binh và

Xã hội thuộc UBND cấp huyện, tăng cường cán bộ cho công tác QLNN về lao động, việc làm. Quy hoạch cán bộ chuyên trách về giải quyết việc làm tại các phịng, ban, chun mơn. Tăng cường cán bộ theo dõi lĩnh vực lao động, việc làm cho hệ thống chính quyền cơ sở.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành với nhau;

giữa phịng, ban, ngành với các tổ chức chính trị - xã hội, với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên. Ví dụ, Đồn Thanh niên của các địa phương (Huyện Đồn) phối hợp với Phịng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức tư vấn nghề và việc làm cho thanh niên trường học trên địa bàn; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác định canh, định cư; Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề huyện thực hiện liên kết với doanh

nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời về thị trường, nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề đào tạo để có kế hoạch đào tạo nghề cho lao động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã. Bên cạnh đó chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đa dạng hóa hình thức, phương pháp và cách thức đào tạo nghề phù hợp, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo nghề theo nhu cầu của hanh niên và phù hợp với điều kiện, thế mạnh của địa phương như du lịch, dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt…

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 78 - 79)