Vấn đề liên quan đến đối tượng chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 70 - 71)

giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn

Trình độ chun mơn và kinh nghiệm triển khai kế hoạch, chương trình trên thực tế của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Do đó mà chưa hiểu hết được tinh thần Nghị quyết của huyện ủy, Quyết định, chương trình kế hoạch của Ủy ban, dẫn đến thực hiện chậm hoặc sai lệch. Khi tổ chức triển khai thực hiện chính sách, những cán bộ thiếu kiến thức và kinh nghiệm sẽ trở nên lúng túng và bị động trước việc xử lý những biến động hay trường hợp đặc biệt. Cơ cấu cán bộ được phân cơng thực hiện chính sách chưa hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Đội ngũ làm cơng tác giải quyết việc làm cấp xã chưa tích cực tham mưu cho lãnh đạo về thực hiện nhiệm vụ. Chưa quy hoạch cán bộ chuyên trách về giải quyết việc làm cấp huyện, cấp xã mà chỉ là cán bộ xã kiêm nhiệm, do đó chưa có sự rõ ràng và hiệu quả trong thực hiện tiến độ triển khai nhiệm vụ. Ngoài ra, chất lượng cán bộ, giáo viên làm công tác giải quyết việc làm, dạy nghề cịn thấp do đó cơng tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động của huyện còn nhiều bất cập.

2.3.3. Vấn đề liên quan đến đối tượng chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn cho thanh niên nông thôn

Đối tượng thụ hưởng chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn ở mỗi xã có những đặc điểm khác nhau. Do đó, để triển khai thực hiện chính sách hiệu quả, giải quyết việc làm cho từng đối tượng cụ thể thì địi hỏi chính quyền phải thực sự sâu sát trong việc tìm hiểu nhu cầu, tình trạng việc làm cho những đối tượng này.

Thanh niên nông thôn được sinh ra tại vùng nông thôn, do đó mà số người đã qua đào tạo cịn hạn chế, trình độ, kỹ thuật cịn thấp, hầu hết là lao

động phổ thông, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và công việc. Họ khơng có nhu cầu về thơng tin việc làm như thanh niên ở khu vực thành thị. Mặt khác TNNT thiếu việc làm hầu hết sống trong những gia đình có trình độ văn hóa thấp, cịn chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng bảo thủ, trì trệ, do đó rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động thanh niên tham gia vào các lớp đào tạo nghề... Dễ nảy sinh tư tưởng chán nản, không hứng thú lao động và ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ khác từ Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 70 - 71)