Vấn đề liên quan đến nguồn vốn tác động đến quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 71 - 72)

hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Nguồn lực đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm thường được lấy từ Ngân sách Nhà nước, của địa phương, của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Huyện Quảng Trạch là huyện nghèo, cho nên nguồn vốn chủ yếu để triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn được sử dụng từ Ngân sách Nhà nước. Nguồn lực này qua từng năm được tăng thêm, tuy nhiên, vì phân bổ theo nhiều chương trình, dự án nên nguồn vốn bị chia nhỏ, phân tán. Sự hỗ trợ theo mỗi chương trình, dự án nhỏ, lẻ, phân tán, mới chỉ thích hợp ở quy mơ phát triển kinh tế hộ gia đình, khơng đủ sức hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp sản xuất - kinh doanh hay phát triển kinh tế trang trại. Kinh phí để thực hiện Chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm phân bổ chậm và sử dụng còn chưa hiệu quả đối với u cầu đặt ra. Hơn nữa, cũng vì có nhiều chương trình, dự án nên có tình trạng chồng chéo, dự án trước chồng lên dự án sau, khơng có điều kiện để phân tích, đánh giá hiệu quả của mỗi dự án. Đồng thời, cũng có tình trạng bỏ sót địa bàn, tình trạng không đồng đều trong việc phân bổ nguồn vốn của các chương trinh, dự án đến các địa bàn.

Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp về vốn, ít chú ý đến các khía cạnh đào tạo, chuyển giao cơng nghệ, đưa khoa học

- kỹ thuật vào sản xuất để thay đổi tập quán, thói quen canh tác lạc hậu nên hiệu quả, tính bền vững khơng cao. Người dân nơng thơn Quảng Trạch đa số sống bằng nghề nơng thói quen canh tác cịn lạc hậu, trình độ dân trí, khoa học - kỹ thuật không cao.

Thời gian vừa qua, huyện Quảng Trạch chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm mơi trường biển, trong đó có 13 xã trực tiếp bị ảnh hưởng với tổng số 5.947 hộ. Một số hộ gia đình sống nhờ biển đã được Nhà nước hỗ trợ đền bù bằng tiền mặt, với tổng số đền bù trong toàn huyện là 1100 tỷ đồng. Đồng thời đưa ra những phương án chuyển đổi nghề cho lao động biển trong đó có thanh niên ngư nghiệp, tuy nhiên vì nhận được một số tiền lớn, có thể lớn hơn số thu thập từ nghề biển từ trước tới giờ. Họ thường sử dụng khơng đúng mục đích, họ thay vì đầu tư cho tư liệu và công cụ để mở mang sản xuất - kinh doanh thì lại chi tiêu cho sinh hoạt, đời sống, mua sắm phương tiện và vật dụng sinh hoạt gia đình. Chính vì vậy điều này đã triệt tiêu động lực lao động của thanh niên. Ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm mơi trường biển khiến một số xã ven biển có tỷ lệ được giải quyết việc làm đạt thấp và khơng hồn thành kế hoạch được giao như xã Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phú.

Quảng Trạch hằng năm đều chịu ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt liên tiếp, mặc dù nhận được nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, từ tỉnh và từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong xã hội, tuy nhiên rất khó cho việc sử dụng hiệu quả nguồn lực này, vì liệu thanh niên có an tâm học nghề và lao động khi mà điều kiện khách quan như vậy.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 71 - 72)