việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Trạch
Thứ nhất, nhiệm vụ của huyện ủy trong tổ chức thực hiện chính sách
Nhiệm vụ của huyện ủy trong tổ chức thực hiện chính sách là rất quan trọng. Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết cấp tỉnh, Trung ương và căn cứ vào tình hình thực hiễn địa phương, Huyện ủy xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật như Chỉ thị, Nghị quyết về các kế hoạch, mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ, giải pháp và chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm.
Nhận thức được hệ quả của nạn thất nghiệp đối với thanh niên địa phương và sự cần thiết cần triển khai hiệu quả công tác giải quyết việc làm, nhằm nâng cao thu nhập người dân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm vừa qua, Đảng ủy huyện đã tích cực và không ngừng triển khai các Nghị quyết cụ thể, thực hiện tốt chỉ thị của Trung ương và tỉnh ủy về các nhiệm vụ đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.
Quán triệt những nội dung từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011); XII (2016) cũng như quán triệt những nội dung từ Nghị quyết
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, của Tỉnh ủy đã xác định với nội dung thực hiện giải quyết việc làm hằng năm cho 3,0 - 3,2 vạn lao động. Quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020"; Và thực hiện Chỉ thị số 01- CT/TU ngày 15/10/2010 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đảng bộ huyện Quảng Trạch đã tiến hành Đại hội lần thứ XXIII (2011), kịp thời ban hành các Nghị quyết để đưa các nhiệm vụ chính trị vào thực tiễn cuộc sống trong đó có cơng tác GQVL cho người lao động nói chung, cho thanh niên nơng thơn nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIII (2011) xác định giải quyết việc làm là việc làm quan trọng, cấp bách để phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm tới.
Thực hiện tinh thần của Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện nhận định giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương là mục tiêu then chốt trong nâng cao đời sống người dân, bảo đảm chế độ an sinh xã hội và là nhiệm vụ quan trọng gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từ đó ban hành các nghị quyết, kế hoạch, quyết định để triển khai thực hiện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Trạch lần thứ XXIV (2016) xác định số lao động được giải quyết việc làm bình quân hằng năm từ 4.300 – 4.500 người.
Tháng 3/2016, Ban thường vụ huyện ủy Quảng Trạch đưa ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 về “giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm
giai đoạn 2015 - 2020” xác định mục tiêu: phát triển thị trường lao động, tạo
việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm; thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp
nhanh chóng tìm được việc làm, người thiếu việc làm có đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động; thơng qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Với mục tiêu cụ thể trong 5 năm giải quyết việc làm khoảng 25.000 lao động (bình quân mỗi năm 4.800-5.000 lao động); trong đó tạo thêm việc làm mới trên 15.000 người (bình quân mỗi năm 3.000 người) và xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngồi gần 1.500 người (bình qn mỗi năm 250-300 người). Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 38%.
Tiếp nối thành cơng của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 – 2020 về “giảm nghèo
bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm”, Huyện ủy tiếp tục ban hành số 08-
CTr/HU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 – 2020 về giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 – 2020.
Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng của tỉnh ủy Quảng Bình và huyện ủy Quảng Trạch chỉ ra ở trên, cho thấy Đảng ủy cơ sở rất quan tâm và sâu sát trong nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, dựa trên tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy Trung ương cùng các Nghị quyết, chỉ thị liên quan.
Thứ hai, nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền huyện trong tổ chức thực hiện chính sách
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện được ban hành và triển khai dựa vào việc bám sát thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/HU của Huyện ủy thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 – 2020 về giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 – 2020. UBND huyện cùng các phòng, ban
chuyên mơn, cũng như các đồn thể huyện cùng chung tay xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quyết định, kế hoạch theo từng giai đoạn phù hợp với tổng thể Chương trình, Đề án huyện ủy đã ban hành.
Trong những năm qua, thực hiện công tác chỉ đạo, UBND huyện xây dựng và ban hành nhiều văn bản như: Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 09 tháng 06 năm 2014 về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014 trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn năm 2014 trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2015 về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2015 trên địa bàn; Quyết định số 140/QĐ-BCĐ ngày 10 tháng 08 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế hoạt động của Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2016 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2016 trên địa bàn huyện Quảng Trạch; Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 08 tháng 08 năm 2016 về việc ủy quyền quản lý kinh phí, thẩm định hồ sơ, ký hợp đồng nghề với các cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp năm 2016; Kế hoạch số 786/KH-UBND ngày 05 tháng 09 năm 2016 về kế hoạch giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu hằng năm đào tạo nghề ngắn hạn cho khoảng 500 lao động nông thôn, giai đoạn 2016-2020 đào tạo khoảng 2.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt trên 60%, giải quyết việc làm hằng năm 4800 cho đến 5000 lao động, giai đoạn 2015-2020 giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động; Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 về việc triển khai Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động
nông thôn năm 2016 trên đại bàn; Công văn số 276/UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 về việc giao chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 và Công văn số 368/UBND ngày 05 tháng 5 năm 2016 về việc đăng ký nhu cầu học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2016; Quyết định số 4444/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2015 về việc thành lập ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 16 tháng 03 năm 2016 về kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, TNNT năm 2016 trên địa bàn huyện và rất nhiều quyết định, kế hoạch liên quan.
Trong kế hoạch triển khai thực hiện chính sách GQVL cho TNNT, UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm; UBND cấp xã thành lập Ban giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm trên địa bàn. Trong đó quy định rõ, đối với cấp huyện thành phần gồm: Phó chủ tịch UBND phụ trách khối văn hóa xã hội làm trưởng ban; Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làm phó trưởng ban thường trực; thành viên là các ban, ngành đoàn thể liên quan trên địa bàn; xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp phù hợp, phát huy trách nhiệm điều phối, thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó bố trí kinh phí cho Ban chỉ đạo hằng năm để tiến hành thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động trẻ nhằm tổ chức thực hiện và tăng cường cơng tác quản lý.
Trong đó, phân cơng rõ trách nhiệm của từng phịng, ban chun mơn, cụ thể như sau:
Một là, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo huyện về công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, tạo việc làm; tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chính sách và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện giảm nghèo, đào tạo nghề trên địa bàn huyện theo quy định; tổ chức tập huấn cán bộ thực hiện
chính sách; trực tiếp quản lý điều hành nguồn kinh phí cho các hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động trẻ cấp huyện.
Hai là, Phịng Tài chính – Kế hoạch
Chủ trì, phối hợp với Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội bố trí ngân sách cho các xã; các Ban chỉ đạo; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và hiệu quả; xây dựng kế hoạch từng năm và giai đoạn của huyện; xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh phí và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm trên địa bàn.
Ba là, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể; UBND các xã tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho thanh niên nông thôn; tổng hợp nhu cầu đào tạo, kế hoạch đào tạo nghề nông thôn của các xã gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt; cung cấp thơng tin thị trường hồng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp đến tận cấp xã; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nơng nghiệp cho thanh niên nông thôn; báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, một năm về cơ quan thường trực Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bốn là, Phòng Kinh tế - Hạ tầng
Xác định nhu cầu đào tạo các ngành nghề để xây dựng kế hoạch, kinh phí dạy nghề; lồng ghép kế hoạch dạy nghề cho thanh niên với Chương trình khuyến nơng; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện giải quyết việc làm cho TNNT; báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm về cơ quan thường trực Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Năm là, Phòng Giáo dục – Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện các giải pháp giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân luồng học sinh trong các THCS, THPT để chủ động lựa
chọn học các ngành nghề phù hợp; tuyển sinh đào tạo nghề cơ bản cho thanh niên thất nghiệp; cung cấp thông tin, số liệu thống kê về học sinh THCS, THPT cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm.
Sáu là, Phịng Văn hóa – Thơng tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, Báo tỉnh.
Có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng, ý nghĩa của kế hoạch; tun truyền mơ hình thí điểm, các làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về đào tạo nghề, tạo việc làm; đẩy mạnh tuyên truyền về thông tin thị trường lao động, việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề trên các chuyên trang, chuyên mục của Báo Quảng Bình thường xuyên và kịp thời.
Bảy là, Phịng Tư pháp
Chủ trì triển khai Chương trình trợ giúp pháp lý cho đối tượng được đào tạo nghề, tạo việc làm, và các hỗ trợ pháp lý liên quan đến đào tạo nghề, tạo việc làm.
Tám là, Chi cục thống kê huyện
Hàng năm, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu cung – cầu lao động trên địa bàn huyện.
Chín là, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Có nhiệm vụ ổ chức quản lý, điều hành tốt Quỹ quốc gia về việc làm, vay vốn sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động, vay vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên, đảm bảo cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người thất nghiệp và các đối tượng chính sách theo đúng quy định của Nhà nước.
Mười là, Ủy ban nhân dân 18 xã:
Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của UBND huyện. Thường xuyên quản lý nắm chắc diễn biến cung cầu lao động, về số thanh niên thất nghiệp, thiếu việc làm trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ. Hằng năm chỉ đạo các thôn rà sốt và bình
xét tăng giảm đối tượng đã được giải quyết việc làm kịp thời báo có cho Ban chỉ đạo huyện.
Thứ ba, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội huyện trong tổ chức thực hiện chính sách
Các tổ chức chính trị - xã hội huyện có trách nhiệm chủ động phối hợp với các ngành liên quan để phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.
Một là, Mặt trận Tổ quốc huyện tuyên truyền vận động toàn thể đoàn viên,
hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, thương yêu đùm bọc trong các khu dân cư, phát huy tình làng nghĩa xóm, trong cộng đồng, trong dịng họ nhằm giúp nhau khắc phục khó khăn trong cuộc sống gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và xây dựng nông thôn mới, từng bước thực hiện các chỉ tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
Hai là, Hội Nông dân cùng Hội Cựu chiến binh huyện tuyên truyền về
công tác giải quyết việc làm, xây dựng mơ hình nơng – lâm – ngư nghiệp tạo việc làm cho thanh niên.
Ba là, Hội Phụ nữ huyện lồng ghép các nội dung của kế hoạch để tham
gia thực hiện và giám sát Kế hoạch này ở các cấp huyện, xã, thôn; tuyên truyền, hướng dẫn hội viên xây dựng đề án vay vốn; tín chấp vay vốn để giải quyết việc làm, giảm nghèo; vận động các thành viên tự tạo việc làm và tạo việc làm cho người khác; chỉ đạo các cấp Hội thực hiện ủy thác cho vay có hiệu quả; tạo và huy động nguồn vốn cho vay bổ sung để tạo việc làm.
Bốn là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện xây dựng các