Giải pháp phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 85 - 87)

Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất, quyết định việc làm tăng giảm chỗ làm việc. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tạo mở việc làm nhằm đạt mục tiêu ổn định việc làm cho người đã có việc làm và tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số chương trình sau:

Thứ nhất, thực hiện các chương trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.

Một là, tiếp tục thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Hồn thành phân vùng kinh tế nông - lâm nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất phù hợp. Từng bước phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Hai là, phân bố lại lao động và dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới, khai thác các vùng đất trống, đồi núi trọc. Phát huy vai trị xung kích trong tổ chức, tập hợp thanh niên của tổ chức Đoàn trong các hoạt động này.

Ba là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn: thuỷ lợi, kiên cố hố kênh mương, giao thông nông thôn, các cơng trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.

Thứ hai, thực hiện các chương trình phát triển cơng nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ đóng vai trị quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015-2020, cần tập trung phát triển lĩnh vực khai thác, chế biến hải sản, chế biến nơng, lâm sản, hình thành các tua du lịch, bãi biển đẹp

trong huyện; Khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, thực hiện các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phát huy vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức sự nghiệp Nhà nước trong việc cung cấp thơng tin, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm để hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống (nghề mây tre đan, nghề làm nón, nghề dệt chiếu cói, nghề làm bún, bánh đa, bánh đúc, nghề chế biến thuỷ hải sản, làm nước mắm, ghề nấu rượu, nghề đóng tàu thuyền…); tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động nông thôn, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, cần thu hút sự trợ giúp về vốn, công, nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các cẳ nhân, tổ chức trong và ngồi nước.

Để triển khai thực hiện các chương trình, dự án nói trên, cần thực hiện các hoạt động sau đây:

Một là, tổ chức nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của chủ trương, chính sách vĩ mơ đến tăng giảm việc làm. Đề xuất các giải pháp nhằm sửa đổi bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách đảm bảo giải quyết hài hồ mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu GQVL trong từng giai đoạn.

Hai là, tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ việc làm trong các kế hoạch của huyện, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các xã. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới. Số chỗ việc làm bị mất đi trong từng thời kỳ, hàng năm và 5 năm đối với từng kế hoạch, chương trình, dự án.

Ba là, củng cố và hiện đại hố hệ thống thơng tin thị trường lao động, nắm số lao động được GQVL và số lao động bị mất việc làm hàng năm, đề xuất các giải pháp để xử lý.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 85 - 87)