Nội dung chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 27 - 32)

1.2.2.1. Khái niệm thanh niên, thanh niên nông thôn

Thứ nhất: Khái niệm thanh niên

Thanh niên là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Có rất nhiều khái niệm về thanh niên.

Theo Điều 1 Luật Thanh niên thì thanh niên là cơng dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi. Điều 3 của Luật ghi rõ: “Thanh niên có

các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp đều được tơn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Có quan niệm về thanh niên ở khía cạnh lao động tự do cho rằng, thanh niên là người lao động tự do trong độ tuổi thanh niên (từ 15 đến 34 tuổi). Nói cách khác, thanh niên là những người có năng lực lao động, được làm chủ sức lao động của mình, được tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình ở bất kỳ nơi nào.

Bộ luật Lao động Việt Nam quy định rõ tại Điều 6: “Người lao động là

người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Trong đó, những ai đủ 15 tuổi được coi là người đủ tuổi để tính là tuổi lao động. Đối với nam hết tuổi 60 và đối với nữ hết tuổi 55 được coi là hết tuổi lao động. Do đó, tất cả những người đủ 15 và hết tuổi 59 đối với nam và hết 54 đối với nữ được coi là người trong độ tuổi lao động”.

Từ những phân tích nêu trên, dưới góc độ giải quyết việc làm, đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu, thanh niên là những người lao động trong độ tuổi từ đủ 15 đến hết 34 tuổi.

Thứ hai: Khái niệm thanh niên nông thôn

Từ một số khái niệm về thanh niên, xét từ những nét đặc trưng của vùng nơng thơn, có thể khái qt chung: “Thanh niên nông thôn là những

thanh niên được sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong độ tuổi từ đủ 15 đến hết 34 tuổi, bao gồm nhiều đối tượng thanh niên khác nhau như nông dân, thợ thủ công, giáo viên, công nhân, viên chức. Thanh niên nông thôn chiếm chủ yếu trong cơ cấu thanh niên ở địa phương”.

Ở Việt Nam, TNNT là lực lượng đông đảo và được phân bố khắp các miền của đất nước. Mặt bằng trình độ của TNNT nói chung cịn thấp, là thách thức đối với TNNT khi tham gia vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nói chung và CNH - HĐH nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên, TNNT có những đức tính truyền thống tốt đẹp vốn có cần cù lao động, ham học hỏi, đồn kết..., là lực lượng xung kích góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ở nơng thôn. Thanh niên trực tiếp cùng với lực lượng công an, quân đội sẵn sàng xử lý các tình huống, các điểm nóng, gây mất ổn định kinh tế, chính trị; tích cực tham gia cơng tác xóa đói, giảm nghèo, đấu tranh chống các phần tử phản động lợi dụng các vấn đề về tôn giáo, dân tộc để kích động nhân dân ở địa phương gây bạo loạn...

1.2.2.2. Khái niệm chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt đối với lực lượng lao động là thanh niên ở vùng nơng thơn khó khăn. Đây là vấn đề mang tính lâu dài, phức tạp và được coi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nói chung. Địi hỏi tồn hệ thống chính trị phải kịp thời xây dựng những phương hướng và giải pháp triệt để giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này. Những phương hướng và giải pháp này chính là nội dung cốt lõi xây dựng nên chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn.

Nhận thức được ảnh hưởng của nạn thất nghiệp tới mọi mặt trong đời sống xã hội, thì những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH đất nước. Những chủ trương, chính sách này được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương trong từng giai đoạn, dưới sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và tồn thể nhân dân.

Trong khuổn khổ đề tài khái niệm chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn được hiểu “là chính sách bao gồm nhiều giải pháp được

ra đời dựa trên sự thể chế hóa của Nhà nước trên lĩnh vực việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn”.

1.2.2.3. Nội dung chính của chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên và thanh niên nông thôn

Nội dung của chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn được Nhà nước xây dựng dựa trên sự thể chế hóa những quan điểm, đường lối về vai trò thanh niên thời kỳ mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, thanh niên chính là nguồn lực xã hội to lớn, là nhân tố quan trọng, đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp CNH - HĐH:

“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho cái tương lai đó” [12, tr.82].

Nhận thức rõ điều này, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm qụan tâm một cách toàn diện đến sự phát triển của thanh niên để thanh niên có thể phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH", trong đó Đảng ta

chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập

và cải thiện đời sống cho thanh niên". Ngoài ra, Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 thể hiện rõ quan điểm của Đảng là: "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xức của nhân dân".

Từ những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã thể chế hóa và phát triển thành các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thôn. Mỗi chủ trương, chiến lược giải quyết việc làm được triển khai theo từng đề án, chương trình và bổ sung ngày càng hồn thiện. Nội dung của chính sách giải quyết việc làm cho TNNT được lồng ghép trong nhiều Bộ luật như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi,… Cùng với đó là các chương trình mục tiêu như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình 134, Chương trình 135, các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên.

Có thể khái quát một số nội dung chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên, thanh niên nông thơn nói riêng như sau:

Một là, tiếp tục hồn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp

lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình cơng... Người lao động nói

chung và thanh niên nói riêng được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh, chế độ đãi ngộ khác theo đúng luật pháp.

Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động

quốc tế (ILO) liên quan đến thị trường lao động nước ta, đặc biệt là nước ta hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế, từ đó tạo thị trường việc làm cũng như nhiều cơ hội cho lao động là thanh niên phát triển về mọi mặt.

Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động thanh niên vào sản xuất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Bốn là, Nhà nước cùng các doanh nghiệp quan tâm đào tạo lao động

thanh niên có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hố đối với lao động là thanh niên còn trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động.

Năm là, mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước khi thế

mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho thanh niên đi xuất khẩu, nhất là TNNT để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động.

Sáu là, mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động,

TNNT ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), cần mở rộng đào tạo và đào tạo lại số lao động nước ta để có cơ cấu hợp lý ở 3 trình độ như trên. Trong đào tạo và đào tạo lại cần chuyển sang đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất; tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác phong cơng nghiệp, có văn hoá... cho thị trường trong nước và ngồi nước.

Bảy là, đa dạng hố các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà

nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật. Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Đối với tỉnh, thành phố phải có trường dạy nghề; các quận và huyện cần có các trung tâm dạy nghề; cổ phần hố các cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập để giảm chi phí ngân sách cho Nhà nước.

Tám là, đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng

việc thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 27 - 32)