Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 40 - 46)

NIÊN NƠNG THƠN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH -

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng vấn đề việc làm cho thanh niên nơng thơn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý: Quảng Trạch là một huyện lớn nằm ở phía Bắc tỉnh

Quảng Bình, có đường thiên lý Bắc - Nam đi qua suốt từ Đèo Ngang đến Sông Gianh dài gần 34 Km. Phía Bắc giáp tỉnh Hà tĩnh; phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Tây giáp huyện Tun Hố và phía Đơng giáp Biển Đơng. Huyện có diện tích tự nhiên hơn 612 km2. Tổng dân số gần 199 ngàn người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km2.

Về địa hình, khí hậu, thời tiết: Là huyện đồng bằng nhưng Quảng Trạch

vẫn có cả rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy sát bờ biển. Có hai con sơng chính là sơng Gianh và sơng Rn, có hệ thống giao thơng, sơng, suối nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các hồ, đập thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cơng nghiệp. Huyện có bờ biển dài hơn 20 km, các cửa sông, bãi biển khá rộng lớn, tạo nên nguồn lợi tự nhiên khá phong phú.

Huyện nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền trung Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc với 2 mùa chủ yếu là mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).

Về đất đai và tài nguyên: Theo các số liệu điều tra, Quảng Trạch có 3 hệ

vùng đồi núi chiếm 78,2%, đất phù sa chiếm tỷ lệ 16,7%, vùng đất cát ven biển chiếm tỷ lệ 5,1% [40].

Trong tổng diện tích 612 km2 có trên 10.000 ha đất nơng nghiệp, 29.000 ha đất lâm nghiệp, 3.000 ha đất chuyên dùng, 11.225 ha đất chưa sử dụng.

Quảng Trạch có tổng diện tích rừng khoảng 8.500 ha với trữ lượng khoảng 648.000 m3 gỗ. Tồn huyện có hơn 4.000 ha thơng nhựa và thu hoạch mỗi năm có trên 750 tấn nhựa thơng. Huyện có nhiều cảnh quan, là tiềm lực để phát triển nhiều chương trình du lịch sinh thái trong tương lai [40].

Huyện Quảng Trạch có nhiều khống sản q hiếm, đặc biệt là quặng Titan, cát Thạch Anh có trữ lượng khoảng 35 triệu m3 với hàm lượng SI02 cao có tiền năng sản xuất các mặt hàng pha lê cao cấp. Có trữ lượng lớn Than bùn khoảng 1 triệu m3, có khả năng cung cấp chất đốt và sản xuất phân vi sinh. Ngồi ra cịn có một trữ lượng lớn về Đá vơi và Đất sét có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng gạch và xi măng.

2.1.1.2. Đặc kiểm về kinh tế

Quảng Trạch là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình, kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ, dịch vụ và giao lưu hàng hoá phát triển chậm. Đa số dân cư sống ở vùng nông thôn, phần lớn là làm nông nghiệp, một số vùng dân cư trong huyện sống nhờ kinh tế biển, tuy nhiên sự cố ô nhiễm môi trường biển tháng 4 năm 2016 do công ty Formosa đã làm thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội cho tỉnh Quảng Bình nói chung, huyện Quảng Trạch nói riêng, ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm của huyện. Khái quát kinh tế huyện dựa trên một số chỉ tiêu như sau:

Sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016 đạt 1.018,925 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất nơng nghiệp 641 tỷ đồng; lâm nghiệp 50,425 tỷ đồng; thủy sản 327,5 tỷ đồng. Theo số liệu điều

tra, tổng giá trị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển tính đến ngày 30/11/2016 là hơn 559 tỷ đồng.

Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: ngành công nghiệp phát triển chủ yếu vào những nhóm ngành khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nơng lâm thủy sản, cơ khí dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng… Trong đó giá trị sản xuất Cơng nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện được 1.474,9 tỷ đồng. Tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục tăng và có nhiều chuyển biến tích cực. Một số ngành phát triển với tốc độ tăng trưởng khá như: ngành mộc dân dụng; sản xuất chế biến thực phẩm; chế biến gỗ; nón lá, mây tre đan…

Thương mại dịch vụ: hoạt động thương mại dịch vụ được mở rộng và phát

triển đa dạng có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2016 đạt 1.159,3 tỷ đồng.

Giao thông – vận tải: mạng lưới đường giao thông, giao thông nông thôn được duy tu, bảo dưỡng, cứng hóa và nâng cấp. Hoạt động kinh doanh vận tải phát triển và tăng trưởng cao. Sản lượng hàng hóa vận chuyển năm 2016 thực hiện được 2.998 nghìn tấn. Số lượng hành khách vận chuyển năm 2016 thực hiện 1.274.000 lượt người.

Tài chính – tín dụng: tổng thu ngân sách năm 2016 trên địa bàn đạt: 92,95

tỷ đồng. Tổng chi ngân sách năm 2016 đạt: 609,051 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng: gồm thực trạng phát triển đô thị, phát triển dân cư và phát

triển cơ sở hạ tầng. Trong đó:

Thực trạng phát triển đơ thị: thực hiện công văn số 120/UBND-NC ngày 29/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Ba Đồn. Từ ngày 20/12/2013, huyện Quảng Trạch cịn lại 18 đơn vị hành chính cấp xã với 11 xã là đơn vị hành chính loại 2; 5 xã là đơn vị hành chính loại 3 và 2 xã là đơn vị hành chính loại 1.

Thực trạng phát triển khu dân cư: các khu dân cư nơng thơn trên địa bàn huyện Quảng Trạch hình thành lâu đời và dần được mở rộng qua các thời kỳ

lịch sử, phần lớn các khu dân cư trên địa bàn huyện Quảng Trạch có địa hình tương đối cao, phân bố tập trung. Tuy nhiên có một số xã do địa hình thấp nên thường xuyên bị lũ lụt.

Dưới đây là bảng thống kế hiện trạng sử dụng đất:

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2015 phân theo loại đất và phân theo huyện

Tên Huyện Tổng Diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Quảng Trạch 44.788 7.887 27.345 4.798 874

Theo Niên giám thống kê năm 2015 huyện Quảng Trạch

Bảng 2.1 cho thấy có 874 ha đất dành cho khu dân cư (đất ở), đất nông nghiệp 7.887, đất lâm nghiệp là 27.345 ha, đất chuyên dùng là 4.798 ha. Tình trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp còn nhiều, trong khi đất ở còn thấp chứng tỏ tiến độ chuyển dịch cơ cấu ngành ở Quảng Trạch còn chậm, tỷ lệ các ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp cịn cao hơn cơng nghiệp, dịch vụ và tốc độ đơ thị hóa cịn chậm.

Thực trạng cơ sở hạ tầng: nhìn chung cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã được quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Tồn huyện đã nhựa hố 120 km đường liên huyện, liên xã, bê tơng hố trên 200 km giao thơng nơng thơn, có 10 hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Trong đó có đập nước Vực Trịn có diện tích mặt nước lên đến 40 ha, hàng chục km kênh mương được kiên cố hoá để ổn định và mở rộng diện tích tưới tiêu hàng trăm ha đất nông nghiệp. Hiện nay, 100% hộ gia đình ở huyện Quảng Trạch có điện sinh hoạt và sản xuất, mạng lưới thơng tin đã phủ kín tồn địa bàn.

Nguồn vốn và hoạt động đầu tư: Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư bao gồm ngoài vốn cân đối trong kế hoạch chi NSNN hàng năm còn được tạo ra bằng nhiều nguồn khác nhau. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện liên tục tăng, năm 2010 là 722.611 triệu đồng tăng lên 884.217 triệu đồng năm 2012. Nguồn vốn của huyện được huy động từ các hình thức như phát hành trái phiếu kho bạc, vốn viện trợ, vay nợ của nước ngoài, quỹ giải quyết việc làm.

2.1.1.3. Đặc điểm về xã hội

Đặc điểm dân số: Tổng dân số toàn huyện là 105.997 người (2015). Mật

độ dân số 237 người/km2. Tổng số lao động là 538,930 người, lao động nông thôn làm việc trong các ngành là 427,269 người.

Văn hóa, y tế, giáo dục:

Văn hố: có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và có một số di tích lịch sử mang đậm nét tâm linh. Từ năm 2013, Vũng chùa - Đảo yến thuộc xã Quảng Đông là nơi an nghĩ ngàn thu của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Nơi đây đón hàng ngàn lượt khách đến viếng đại tướng mỗi ngày.

Y tế: huyện có 36 cơ sở khám chữa bệnh, 447 giường bệnh, tổng số cán bộ y tế là 474 người, trong đó có 74 bác sĩ.

Giáo dục: đến năm 2012 tồn huyện có 122 trường, trong đó trường mầm non là 34 trường, trường tiểu học là 48 trường, trường THCS là 35, và THPT có 5 trường. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 51 trường. Tổng số giáo viên của huyện là 2.078 người.

Tóm lại, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở huyện Quảng Trạch cũng như tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên. Quảng Trạch đang đứng trước cơ hội mới để phát triển, có cả thuận lợi xen lẫn những thách thức và khó khăn.

Về thuận lợi:

Với vị trí nằm trung tâm trên trục đường giao lưu của Quốc lộ 12A đi Lào - Thái Lan - Mianma với Quốc tộ 1A và Khu cơng nghiệp Cảng biển Hịn La, Cảng vụ Cửa Gianh....

Huyện có lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số.

Bên cạnh đó, huyện Quảng Trạch có tiềm năng về khoáng sản, đất đai rộng, nguồn nước dồi dào. Đặc biệt có cửa sơng rộng thuận lợi cho tàu thuyền vào để giao thương hàng hóa. Hơn nữa, huyện Quảng Trạch có cảng Hịn La, là khu cơng nghiệp trọng điểm của huyện. Chính nơi đây đã thu hút một lượng lớn lao động của huyện vào làm việc. Theo thống kê của huyện Quảng Trạch, hiện nay các doanh nghiệp đóng trên khu cơng nghiệp cảng biển Hịn La đã giải quyết và thu hút hơn 1000 lao động địa phương vào làm việc.

Hơn thế, huyện Quảng Trạch cịn có nhiều danh lam thắng, di tích lịch sử văn hóa đẹp, mang tính tâm linh cao, điều này đã giúp cho huyện phát triển du lịch và dịch vụ.

Bên cạnh thuận lợi thì huyện Quảng Trạch cịn có những khó khăn:

Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đồi núi trọc, lượng mưa khơng đều, chính điều này đã ảnh hưởng đến năng suất và cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, huyện Quảng Trạch thường xuyên phải hứng chịu những đợt lũ lụt trong năm, gây khó khăn với sản xuất, ni trồng và chăn ni.

Nguồn nhân lực có chất lượng còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông, chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trình độ dân trí của huyện nhìn chung cịn thấp, dư thừa lao động chưa qua đào tạo.

Tài nguyên của huyện phong phú đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc khai thác còn thấp. Do nguồn vốn của địa phương còn hạn chế. Điều ảnh đã

ảnh hưởng lớn đến phát triển một số ngành kinh tế, trong đó có ngành dịch vụ, du lịch.

Đặc biệt, sự cố môi trường biển do Công ty Formosa khiến gây ra nhiều thiệt hại cho huyện về nhiều mặt như việc khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy sản bị ngưng trệ, chính vì vậy mà đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân sống dựa vào biển trên địa bàn hết sức khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy nhiên quy mô kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng còn thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao. Tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên còn nhiều hạn chế.

Tất cả những yếu tố trên đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động cũng như thanh niên nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 40 - 46)