Thực trạng vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 46 - 48)

Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm ln là bài tốn nan giải cho mọi địa phương, không chỉ riêng huyện Quảng trạch. Huyện Quảng trạch là một huyện nghèo, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ nhỏ. Những đặc điểm về lao động thanh niên cũng như nhu cầu việc làm của thanh niên ít nhiều chịu sự chi phối từ kinh tế - xã hội huyện.

Trong 5 năm, từ 2010 – 2015, chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách GQVL cho thanh niên, nhìn chung tồn huyện đã giải quyết được việc làm cho 22.541 lao động, trong đó số lao động được đào tạo việc làm mới là 14.893 người, số lao động được tạo thêm việc làm là 7.648 người.

Tuy nhiên, yêu cầu của Đề án đào tạo nghề của tỉnh Quảng bình là giảm tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh đến cuối năm xuống dưới 2,0% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 80% chưa được đáp ứng. Trung bình mỗi năm, huyện Quảng Trạch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu việc làm ổn định cho TNNT, cịn 40% vẫn đang thất nghiệp hoặc có việc tạm thời.

Một trong số nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến do ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2013, khiến tỷ lệ TNNT sống dựa vào việc khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy sản chịu cảnh thất nghiệp tăng lên, đời sống người dân vốn khó khăn càng thêm khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, Quảng Trạch là địa phương có lực lượng lao động trẻ khá đơng nhưng số lượng thanh niên qua đào tạo rất ít. Mặc dù, nhìn chung trình độ văn hóa, chun mơn của lao động nông thôn cũng như TNNT huyện Quảng Trạch tăng lên theo từng năm. (Bảng 2.2). Nhưng ở khu vực nông thôn hầu hết là lao động giản đơn, với cơng cụ lao động thủ cơng, thơ sơ, q trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính lại chưa gắn với sản xuất, với phát triển kinh tế – xã hội. Đây cũng là một trong những nhân tố gây cản trở rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lao động trẻ theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nơng thơn ở huyện Quảng Trạch.

Bảng 2.2. Tình hình lao động chia theo trình độ chun mơn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng cộng 115.025 100 116.178 100 116.934 100

Chưa qua đào tạo 40.299 35,03 39.076 33,63 38.112 33,6

Đã qua đào tạo nghề và

tương đương 33.332 28.98 34.829 29,98 35.322 30,20

Trung học chuyên nghiệp 27.198 23,64 27.252 23,46 27.911 23,86 Cao đẳng, Đại học trở

lên 14.196 12,35 15.021 12,93 15.589 13,33

Từ thực tế trên, chính quyền huyện Quảng trạch đã khẩn trương xây dựng và triển khai nhiều chương trình, đề án GQVL cho TNNT. Thông qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Đề án đào tạo nghề cho người lao động… chính quyền huyện đi vào triển khai thực hiện giải quyết nhu cầu việc làm phù hợp với tình hình thanh niên thất nghiệp ở 18 xã, bên cạnh đó cần đảm bảo các lợi ích, quyền lợi chính đáng của người lao động. Đây được cho là một vấn đề có tính chiến lược, giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)