Chính sách việc làm

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 25 - 27)

1.2.1.1. Khái niệm chính sách việc làm

Theo quan điểm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành, nghề, dạng hoạt động có ích, khơng bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để ni sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.

Tại Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị

pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Như vậy, việc làm là một

phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân [18, tr.88-89].

Trái ngược với có việc làm là thất nghiệp, thiếu việc làm. Theo Từ điển Hán - Việt: thất có nghĩa là mất mát, nghiệp có nghĩa là việc làm. Theo nhà kinh tế học người Anh - Thomas Malthus, thất nghiệp từ các loại vấn đề về thị trường lao động. Trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội [19, tr.15-16]. Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm, có nhu cầu tìm việc làm và đăng ký tìm việc làm. [19, tr.16-17].

Để giải quyết vấn nạn thất nghiệp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra chính sách giải quyết việc làm. Đây là một trong những chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Thông qua tạo thêm việc làm và đảm bảo việc làm cho người lao động, chính sách việc làm có mục tiêu xã hội là nâng cao phúc lợi cho người dân, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho người dân hòa nhập xã hội, giảm dần sự tách biệt xã hội.

Có thể hiểu Giáo trình Chính sách xã hội của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm tạo việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của nhà nước trên lĩnh vực việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động”

[18, tr.88].

1.2.1.2. Vai trị của chính sách việc làm

Việc làm có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, nó khơng thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối tồn bộ hoạt động của cá nhân và xã hội.

Vai trị của chính sách việc làm được khái qt ở những mặt sau:

Một là, chính sách việc làm là một trong những chính sách cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an tồn, ổn định và phát triển xã hội.

Hai là, chính sách việc làm tác động đến một vấn đề rất nhạy cảm, vừa có vai trị về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội. Việc hoạch định và thực hiện khơng tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế, chính trị, xã hội.

Ba là, chính sách việc làm có quan hệ biện chứng với chính sách kinh tế và các chính sách xã hội khác như chính sách dân số, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách cơng nghệ, chính sách bảo hiểm v.v..[18, tr.90-91].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 25 - 27)