việc làm cho thanh niên nông thôn
Các cơ quan triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bao gồm những nội dung cơ bản gồm:
Thứ nhất, kế hoạch tổ chức, điều hành:
Một là, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách để trình phê duyệt và giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, hoạt động của chính sách hàng năm báo cáo định kỳ.
Hai là, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn: chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế, chính sách, phân bổ kinh phí và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT.
Ba là, Bộ Nội vụ: quy hoạch cán bộ tham gia thực hiện chính sách; tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo: đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học và đào tạo nghề ở cơ sở dạy nghề trên cả nước;
Năm là, Bộ Tài chính: hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.
Sáu là, Bộ Công thương: cung cấp thơng tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho thanh niên nông thôn đến cấp xã; Phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp với yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Bảy là, Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho TNNT.
Tám là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của chính sách theo quy định.
Mười là, Bộ Tư pháp: nghiên cứu, hồn thiện, ban hành chính sách giải quyết việc làm như Luật Lao động, Luật Thanh niên, mức lương tối thiểu…
Ngồi ra cịn có sự tham gia của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: xây dựng các dự án cụ thể; tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho TNNT.
Hội Nông dân Việt Nam: tuyên truyền, vận động tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ
sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện chính sách ở địa phương;
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của chính sách.
Thứ hai, kế hoạch dự kiến các nguồn lực: dự kiến về các cơ sở dạy
nghề, máy móc, xe cộ, phương tiện, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; Các nguồn lực tài chính, các vật tư, văn phòng phẩm v.v…
Thứ ba, kế hoạch thời gian triển khai thực hiện: dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu.
Thứ tư, kế hoạch kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách cơng: những dự
kiến về tiến độ, hình thức, phương thức kiểm tra giám sát tổ chức thực hiện chính sách; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực hiện chính sách; dự kiến về trách nhiệm, nhiệm vụ, và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; dự kiến về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực hiện chính sách v.v…