Tuyên truyền, phổ biến chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Trạch

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 57 - 64)

niên nông thôn huyện Quảng Trạch

Sau khi ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT, việc đầu tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động TNNT đang thất nghiệp, thiếu việc làm chủ động tham gia cùng thực hiện chính sách giải quyết việc làm, qua đó tự giác tham gia chính sách.

Các cơ quan như huyện ủy, UBND huyện cùng các phòng ban chun mơn và tổ chức chính trị - xã hội huyện là chủ thể trực tiếp tiến hành cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách hoặc cũng có thể thực hiện thơng qua các chương trình lồng ghép. Hoạt động này diễn ra rộng khắp bằng các hoạt động phù hợp với từng tổ chức, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như báo chí, Truyền thanh – Truyền hình, hệ thống loa truyền thanh, pa nơ, áp phích, phóng sự về dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.

Đối tượng được tuyên truyền, phổ biến là TNNT đang thất nghiệp, toàn thể nhân dân cũng như ngay trong đội ngũ, cán bộ cơng chức trong tồn huyện.

Cụ thể, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quảng Trạch đến năm 2020” đã tổ chức vận động, tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn các cấp, các ngành và tồn thể nhân dân biết để tích cực tham gia học nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, TNNT.

Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện phối hợp Đài phát thanh – truyền hình huyện tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cho đào tạo nghề, cho người học nghề nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người lao động tích cực tham gia học nghề mơ hình dạy nghề, lao động sau học nghề để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả và tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động một cách thuận lợi, dễ dàng, tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ, năng lực. Bằng nhiều hình thức thơng qua hệ thống phát thanh của Đài huyện, xã, thơn ( Huyện Quảng Trạch có 18/18 xã có Đài truyền thanh, trong đó có 13/18 xã có Đài truyền thanh vơ tuyến và 05 Đài truyền thanh hữu tuyến. 107/107 Thơn có hệ thống Đài thơn); thơng qua Cổng thông tin điện tử huyện Quảng Trạch; Mạng Internet với 18/18 xã có máy tính kết nối mạng; 100% các cơ quan, đơn vị có kết nối Internet băng thơng) [22]; thông qua việc xây dựng và đăng các tin bài, phóng sự phản ánh các hoạt động về dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm trên Website của Đoàn thanh niên, Website huyện Quảng Trạch, Báo Quảng Bình, Đài Truyền hình – Truyền thanh huyện, xã, thôn, bản; hằng năm phát động rộng rãi phong trào thi đua mới trong toàn huyện về tấm gương thanh niên được giải quyết việc làm và vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó tuyên truyền nhân rộng các mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi, các “thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi” điển hình trong giải quyết việc làm, vươn lên làm giàu, nhất là các mơ hình khởi nghiệp thành cơng để phát huy khơng khí học tập và làm theo.

Thanh niên xây dựng mơ hình trang trại đạt hiệu quả

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn học nghề, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn nhất là cấp xã.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề, nhất là số học sinh có học lực trung bình, khơng có khả năng học lên THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để chủ động lựa chọn loại hình học nghề phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình.

Chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh THPT năm 2016, “Hiểu đúng mình, chọn đúng nghề” tại Quảng Trạch ngày

5/3/2016.

Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, nhất là Hội nông dân tư vấn cho các hội viên của mình về chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề, tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và triển khai chương trình truyên truyền, phổ biến theo Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp”; tuyên truyền, hướng dẫn hội viên xây dựng đề án vay vốn; tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; tín chấp vay vốn để giải quyết việc làm, giảm nghèo…

2.2.4. Huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Nguồn lực để thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT huyện được huy động từ 2 nguồn lực là NSNN và nguồn vốn từ xã hội hóa. Để thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho TNNT huyện hiệu quả thì Ban chỉ đạo thực hiện chính sách tiến hành huy động mọi nguồn lực, phối hợp

với các phòng, ban triển khai các hoạt động định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ vốn, dạy nghề, giải quyết việc làm…

Trong những năm qua, công tác huy động nguồn lực của chính quyền huyện diễn ra khá hiệu quả, đã tiến hành huy động nguồn vốn khá lớn phục vụ cho cơng tác tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho TNNT.

Thứ nhất, UBND huyện đã huy động nguồn vốn từ Trung ương gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và một số nguồn vốn được quy định tại các mục từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nghề, tạo việc làm cho TNNT, cấp từ Trung ương tới địa phương. UBND 18 xã trong tồn huyện xây dựng chương trình, đề án triển khai kèm theo dự kiến kinh phí thực hiện phù hợp với các mục quy định trong chương trình, đề án đó.

Từ nguồn vốn nêu trên, UBND huyện đã sử dụng cho chính sách tín dụng, vay vốn tương đối hiệu quả, đạt chỉ tiêu đề ra. Đến cuối năm 2016, UBND huyện đã tiến hành cho trên 168 khách hàng vay vốn với tổng nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong Chương trình cho vay vốn tạo việc làm là 6.779 triệu đồng. Số liệu này được lấy trong Báo cáo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề , tạo việc làm giai đoạn 2015- 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.

Bên cạnh đó, sau sự cố ơ nhiễm mơi trường biển vào năm 2016, UBND huyện tiến hành nhận tiền đền bù ô nhiễm biển của Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thông qua Ngân sách Nhà nước là 1100 tỷ đồng và đã tiến hành giải ngân chia thành 2 giai đoạn cho người dân tại các xã sống nhờ dựa trên sản xuất, kinh doanh và khai thác từ biển. Nhờ có nguồn vốn này mà ngư dân thiệt hại có nguồn vốn để chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới.

Trong năm 2016, UBND huyện Quảng Trạch đã tiến hành phân bổ kinh phí đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg là 500 triệu. Trong đó dự kiến hỗ trợ lao động nông thôn và người khuyết tật học nghề là 500 triệu,

huyện Quảng Trạch tiến hành giải ngân kinh phí đúng với mục tiêu là 500 triệu. Số liệu được tổng hợp từ Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2016 về Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn năm 2016 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg:

Bảng 2.3. Kinh phí đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg

TT Nội dung Chương trình

mục tiêu

Ghi chú

Hỗ trợ LĐNT và người

khuyết tật học nghề 500 triệu đồng

1 Huyện Quảng Trạch 500 triệu đồng

Báo cáo số 185/BC-LĐTBXH ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội về thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thanh niên nông thôn đến năm 2020 – từ năm 2014 đến năm 2016, thì UBND huyện Quảng Trạch đã hồn thành Đề án với tổng kinh phí đã sử dụng: 1.665.000.000đ, trong đó kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề: 1.314.765.000đ, hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 335.235.000đ.

Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” năm 2016 và kế hoạch năm 2017 đã xác định nguồn lực thực hiện đề án lấy từ kinh phí Trung ương do Tỉnh phân giao để địa phương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thanh niên nông thôn năm 2016 là 500 triệu đồng. UBND huyện đã triển khai sử dụng nguồn kinh phí đúng theo kế hoạch là 500 triệu đồng. Và xây dựng hạng mục sử dụng kinh phí thực hiện đề án hợp lý. Trong đó, hỗ trợ đào tạo với hơn 307 triệu đồng và hỗ trợ tiền ăn gần 193 triệu đồng.

Thứ hai, nguồn lực từ xã hội hóa, đa dạng hóa các phương thức huy động các nguồn lực từ nhân dân, của các tổ chức, dự án, trước hết phát huy

nguồn lực tại chỗ. Đồng thời tập trung cho các mục tiêu giải quyết việc làm trọng điểm, trong đó ưu tiên những đối tượng thanh niên dân tộc, miền núi.

Việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị, xã hội và tồn dân. Từ đó phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng. Huyện tạo điều kiện cho thanh niên tự vươn lên làm giàu, việc gì khơng làm được thì huyện hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm nghề có tính bền vững, lâu dài.

Thời gian qua, huyện đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả nhất. Huyện quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiếu yếu còn thiếu cho các xã cịn khó khăn về cơ sở vật chất và tiếp cận hướng nghiệp, dạy nghề, tiếp cận thông tin nghề nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình kinh tế tạo sự tăng trưởng cao về kinh tế trong huyện, tiếp tục tăng số lượng và cơ cấu vốn đầu tư cho cộng đồng để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống bằng cách có chế độ ưu đãi, chính sách thu hút doanh nghiệp về đầu tư, kinh doanh tại huyện.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đóng tại địa bàn huyện đảm bảo đã thực hiện nguyên tắc vòng xoay “tuyển dụng – đào tạo – sử dụng lao động”. Gắn đào tạo nghề đi đôi với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp. Do đó, hạn chế được số lượng thanh niên đã qua đào tạo nhưng vẫn không kiếm được việc làm. Huyện dự kiến số lượng lao động được đào tạo trong cả giai đoạn 2010 - 2015 hơn 1 nghìn người, dành cho các cơ sở đào tạo nghề không phân biệt công lập hay tư nhân, kể cả doanh nghiệp có tham gia đào tạo nghề. Người học nghề được hỗ trợ chi phí đào tạo tùy theo ngành nghề, thời gian, định mức đào tạo; được hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại, lưu trú trong thời gian học nghề…

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình hiện nay (Trang 57 - 64)