Vào thời Chúa Giêsu các hội đường thường có một trường học bên cạnh để dạy cho các trẻ nam. Thế nên, hầu chắc sự giáo dục Ngài hấp thu tại gia đình bằng những kiến thức trong những năm ấu thơ và kiến thức của Ngài được bổ sung tại Hội đường ở Nadarét.
Từ bé cho đến 11 tuổi, trẻ em đều phải học kinh Tôra, các ngôn sứ và những bản văn truyền thống trong bet sefer (phòng tập đọc). Sau đó chúng có thể chuyển cấp tới phịng học hiểu bet talmud (phòng học hiểu) bằng việc học luật truyền khẩu của phái Pharisêu.
Thời đó, những tài liệu viết tay rất hiếm nên việc dạy học bằng phương pháp truyền khẩu để giúp cho trẻ em học thuộc lịng đương nhiên là chương trình học mỗi ngày. Theo phương pháp này, người ta lặp đi lặp lại bài học giúp cho người ta dễ nhớ. Đôi khi người ta biên soạn bài học này cách chặt chẽ và có vần điệu, điển hình là thể thơ chữ đầu - tất cả các chữ đầu dòng của bài thơ đều được bắt đầu bằng một mẫu tự theo thứ tự trong bảng chữ cái (x. Tv 9, 10, 25, 34, 37, 111, 112, 119, 145; Ac 1-4; Cn 31,10 -31; Nk 1, 2-8) .
27
thế, ông Lee (1988,123) nhận xét rằng: ở đây, người ta học hành khơng nhằm học một cái gì theo nghĩa tri thức điển hình của chúng ta mặc dù điều ấy củng cố những học tập ở đây là khai mở cho người ta bước vào một thế giới có ý nghĩa.
Xưa cũng như nay, đối với người Do thái đạo đức, việc học đồng nghĩa với việc thờ phượng, tôn vinh Thiên Chúa là nguồn mối sự khôn ngoan. Như vậy, học không phải chỉ để hiểu biết mà con để biết tơn kính (x. Heschel 1953 và 1966).
Mối tương quan giữa thầy và trò là mối tương quan thân tình, cũng giống như mối tương quan giữa cha mẹ và con cái.
Chẳng lạ gì, nếu thầy dạy của Đức Giêsu mở đầu bài học bằng những lời lẽ của người khôn ngoan “Hỡi các con, hãy lắng nghe lời nghiêm huấn của bậc cha anh, và chú ý để hiểu cho tường” (Cn 4,1; x. 2V 2,12).
Căn cứ vào những ấn tượng mà Đức Giêsu đã để lại nơi những bậc thầy ở Giêrusalem khi Ngài thăm viếng đền thờ lúc 12 tuổi (x. Lc 2,46-47) và việc sau này Ngài thường xuyên trích dẫn (hoặc ám chỉ) từ Sách Thánh của người Do Thái trong sứ vụ giảng dạy của Ngài cho thấy Đức Giêsu thực sự là một học sinh sáng dạ và siêng năng.
Chúng ta có thể phỏng đoán phần nào mức độ Đức Giêsu bị ảnh hưởng bởi một trong hai trường phái Pharisêu thời ấy khi Ngài lớn lên9F
10. Chúng ta có thể chỉ dự đốn mức
10 Vào thời Chúa Giêsu có hai trường phái chính xung khắc nhau, xuất phát từ tư tưởng của hai tiến sỹ luật nỗi tiếng là Hillel vả Shammai. Khi giải thích nhiều điểm vể luật pháp thì Hillel bao dung và cởi mở; sau khi thành Giêrusalem sụp đổ, nó có ảnh hưởng rất lớn. Khi những người Pharisêu chất vấn Chúa Giêsu về thái độ của
28
độ khi Đức Giêsu lớn lên bị ảnh hưởng một trong hai trường phái đó, nhưng điều đó xem ra có vẻ khơng mấy hồn tồn chắc chắn lắm khi bảo rằng có một lúc nào đó bản thân Đức Giêsu cũng theo học một bậc thầy danh tiếng. Dù sao đi nữa, như Tin mừng đã nhiều lần cho thấy, người Pharisêu đã phản đối Đức Giêsu khi Ngài cho mình có thẩm quyền về giảng dạy, và họ trở thành đối thủ không đội trời chung của Ngài.