PHẦN II : GIÁO LÝ CỦA ĐỨC GIÊSU
2. Thiên Chúa là Cha theo cách hiểu độc đáo của Đức
Giêsu
Đức Giêsu không chỉ nhiều lần nhắc tới Thiên Chúa là “Cha” của mình trong khi giảng dạy43F
45, Ngài còn ưa dùng tước hiệu này như một cách xưng hô đặc biệt trong khi cầu nguyện. Điều này rất rõ ràng trong Tin Mừng thứ Tư (Ga 11,41; 12,27,28). Xin đọc toàn bộ lời cầu nguyện hiến tế của Đức Giêsu tại Bữa Tiệc Ly (Ga 17,1b-26), được mở đầu như sau: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tơn vinh Con Cha để Con Cha có thể tơn vinh Cha...” (x. 17,5,21,24,25).
Trong số những dẫn chứng có trong Tin Mừng Nhất Lãm, bản văn được tìm thấy trong Tin Mừng Máccô đề cập về cơn hấp hối tại vườn Ghếtsêmani44F
46 có tầm quan trọng hơn
44 Chúng ta có thể tìm thấy một vài ngoại lệ ít ỏi trong sách ngụy Khơn Ngoan
(14,3) và (có thể)Huấn ca (23,1-4).
45 Hãy đọc tồn bộ Mt 6 (phần bài giảng trên Núi của Đức Giêsu), ta thấy Đức Giêsu nói đến Cha khơng dưới 12 lần.
46 Các dẫn chứng khác: Mt 11,25-26 // Lc 10,21 (“Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm); và Lc 23,46 (“Lạy Cha, trong tay Ngài con xin phó thác hồn con”).
117
cả. Đức Giêsu cầu nguyện, “Ápba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36 // Mc 26,39 // Lc 22,42; x. Mt 26,42 // Mc 14,39). Việc Ngài sử dụng từ “Ápba” bằng tiếng Aram ở đây rất đáng cho chúng ta chú ý. Nếu có thể dịch sát chữ “Abba”, thì nó tương đương với từ “Ba / bố / cha” trong tiếng Việt. Đây chính là danh xưng mà trẻ con thường dùng trong thời Đức Giêsu khi nói với cha mình, và chắc chắn Đức Giêsu cũng đã gọi thánh Giuse theo cách này45F
47. Không ai trong những người cùng thời với Đức Giêsu dám nói với Thiên Chúa theo cách này, vì họ đã quen với ngôn ngữ trang trọng và dè dặt mỗi khi cầu nguyện. Vì thế khơng thể khơng lưu ý, Đức Giêsu đã cầu nguyện theo cách xưa nay chưa từng có và Ngài cịn dạy các mơn đệ làm như vậy (Mt 6,9 // Lc 11,2)46F
48. Chính cách hiểu của Đức Giêsu về Thiên Chúa đã khiến Ngài thường xuyên sử dụng danh xưng Cha khi giảng dạy.
Việc sử dụng Kinh Lạy Cha trong phụng vụ là bằng chứng cho thấy Giáo hội Kitô Giáo sơ khai theo gương Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện với Chúa Cha cách thân tình như giữa những người trong cùng một gia đình.47F
49Điều này cũng thấy rõ nơi hai đoạn văn của thánh Phaolô khi viết cho độc giả dân ngoại, trong đó thánh nhân giữ nguyên từ Aram, “Abba”:
“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã
47 Với tơi, đó là một trong những niềm vui khi viếng thăm đất thánh để được nghe các trẻ em Do thái ngày nay thưa với cha của mình cũng như vậy. Danh xưng tương đương giống cái là “imma” (má, mẹ).
48 Để tìm hiểu sâu hơn Kinh Lạy Cha và việc sử dụng từ Ápba của Đức Giêsu, xin xem Jeremias (1964). Cũng xem thêm LaVerdiere (1983).
118
sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lịng anh em mà kêu lên: "Ápba. Cha ơi!" (Gl 4,6).
“Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nơ lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Ápba! Cha ơi! " Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8.15-16).
Trong cả hai bản văn trên thánh Phaolơ đã đồng hóa chúng ta như những con cái của Cha Trên Trời. Tuy nhiên, như LaVerdiere (1983.79) nhận xét: khi đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta có thể hiểu tương quan loại suy cha con theo một lối khác. Theo Kinh Lạy Cha của hai Tin Mừng Mátthêu và Luca, “hình ảnh chúng ta áp dụng cho người Cha của mình, nó khơng xuất phát từ kinh nghiệm mình có một người Cha như mình đang là cha. Hình ảnh của Thiên Chúa là Cha xuất phát từ kinh nghiệm mình làm cha và trao ban sự sống hơn là từ kinh nghiệm thụ động mình có cha và tiếp nhận sự sống” (x Lc 11.11-13 // Mt 7.9-11); bản văn của Luca đặc biệt đáng lưu ý vì nó tham chiếu trực tiếp đến bản văn của ngài về “Kinh Lạy Cha”).