Nước Thiên Chúa và những tương quan đúng đắn

Một phần của tài liệu 024514_icon (Trang 81 - 84)

PHẦN II : GIÁO LÝ CỦA ĐỨC GIÊSU

4. Nước Thiên Chúa và những tương quan đúng đắn

Để lấp đầy khoảng cách giữa tình trạng “đã rồi” và tình trạng “chưa hồn tất” của Nước Thiên Chúa, những ai theo Đức Giêsu phải không ngừng nỗ lực cách quảng đại và can trường hơn nữa để kiến tạo được cái mà Đức Giáo Hồng Phaolơ VI gọi là “một nền văn minh tình thương”. Trong nền văn minh ấy, mối tương giao của chúng ta với loài thụ tạo, với tha nhân và với Thiên Chúa sẽ là tôn trọng, trao ban sự sống và yêu thương vô điều kiện.

Một khi đã hiểu như vậy và với những gì chúng ta đã phác họa ở trên khi nói đến sự hiểu biết của Đức Giêsu về bản thân và về ơn gọi của Thiên Chúa dành cho Người, giờ đây, chúng ta sẽ tiến hành khảo cứu khá chi tiết những yếu tố trong lời giảng dạy của Đấng Cứu Độ chúng ta, những lời này sẽ soi sáng rõ ràng nhất cho các mối tương giao mà chúng ta vừa nhắc tới. Chúng ta sẽ không mất công xác minh xem những lời mà bọn thánh sử gán cho Đức Giêsu có thật

27Sức mạnh của ma quỷ được diễn tả đầy kịch tính trong trình thuật cám dỗ (Mt 4:1- 11// Mc 1:12-13 // Lc 4:1-13), trong đó ma quỉ cho rằng mình làm chủ hết mọi vương quốc trần gian.

82

là chính những lời Người nói ra hay chỉ là lời lấy từ suy niệm và giáo huấn của Giáo hội sơ khai. Mà ở đây, chúng ta chỉ cần nắm được giáo lý của Người là đủ.

83

3. TƯƠNG QUAN VỚI

THẾ GIỚI VẬT CHẤT (1)

“Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì khơng phải hễ ai được dư giả..., thì mạng sống người ấy nhờ của cải được đảm bảo đâu” ( Lc 12,15 ).

“Vì được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có ích lợi gì” (Mc 8,36 // Mt 16,26 // Lc 9,25).

1. Nước Thiên Chúa dành cho người nghèo

Một số câu nói của Đức Giêsu bị cho là khó nghe cho thấy theo Đức Giêsu đâu là yếu tố giúp ta tôn trọng thế giới vật chất cách đúng đắn, và đâu là yếu tố căn bản trong cái nhìn của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa. Yếu tố này đặc biệt thích hợp với một thời đại chạy theo sự tham lam đã được thể chế hóa, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tiêu thụ, sự phá hoại môi sinh, và sự phân phối của cải cách bất công.

Theo mối phúc đầu của các mối phúc, Đức Giêsu quả quyết rằng: Nước Thiên Chúa dành cho người nghèo (Lc

6,20//Mt 5,3). Cịn về phần người giàu, Ngài nói: “Con lạc

đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,24//Mc 10,25//Lc 18,25 ). Thật ý nghĩa, không thể bỏ qua lời nhận xét này lấy cớ rằng nó là lời nói phóng đại của văn hóa Sêmít, vì lời nhận xét này được cả ba Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại theo sau câu chuyện người thanh niên giàu có (x Mt 19,16- 22//Mc 10,17-22//Lc18,18-23).

84

Thảo nào, các môn đệ “vô cùng sửng sốt” và hỏi nhau:

“Như vậy thì ai có thể được cứu?”. Nếu vậy, chàng thanh niên đang quỳ kia cịn hy vọng gì nữa khi anh thấy phải trả cái giá quá cao cho việc làm môn đệ Đức Kitô? Khi nghe lời thách đố của Đức Giêsu nhằm chỉnh đốn cuộc đời anh ta cách triệt để, “anh ta bị sốc và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mc 10,22 và các đoạn song song; x Gv 5,13). Đức Giêsu đã quay lại trấn an các ơng và nói rằng:

“đối với lồi người thì điều đó khơng hề được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (x Mt 19,26 và các đoạn song song). Nolan (1977,50) giải thích sự kiện này như sau:

“Nói cách khác, chỉ có phép lạ mới làm cho người giàu vào được Nước Thiên Chúa. Và phép lạ cũng không thể đem anh ta cùng với của cải của anh ta vào được, mà phép lạ chỉ có thể làm cho anh ta từ bỏ của cải, hầu có thể gia nhập vào vương quốc của người nghèo”

Các nhà thần học giải phóng hiện nay nói tới phương pháp chú giải có lợi cho người nghèo. Nói một cách đơn giản hơn, khi tìm hiểu Tin Mừng thì người nghèo có lợi thế và độc quyền.

Một phần của tài liệu 024514_icon (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)