TƯƠNG QUAN VỚI THẾ GIỚI VẬT CHẤT (3)

Một phần của tài liệu 024514_icon (Trang 93 - 96)

PHẦN II : GIÁO LÝ CỦA ĐỨC GIÊSU

5. TƯƠNG QUAN VỚI THẾ GIỚI VẬT CHẤT (3)

THẾ GIỚI VẬT CHẤT (3)

“Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mọi người tùy theo nhu cầu (Cv 2, 44-45).

1. Gương của Giáo Hội sơ khai

Qua sách Công vụ Tông đồ, Thánh sử Luca cho chúng ta thấy bức tranh khá lý tưởng về Giáo hội sơ khai. Chúng ta có thể chắc chắn rằng, các cộng đồn tín hữu cũng đã trải qua nhiều khó khăn và biểu lộ những thiếu sót, giống như đời sống ở giáo xứ hôm nay. Tuy nhiên, điều liên quan tới chúng ta ngày nay, khơng phải là tính chính xác của sự kiện lịch sử, nhưng là những lý tưởng mà họ cố gắng vươn tới.

Cũng giống như các trích dẫn ở trên đây, chắc hẳn chúng làm thành giáo huấn riêng của Chúa Giêsu về của cải vật chất. Điều này còn diễn tả cách rõ nét hơn trong đoạn văn dưới đây:

“Các tín hữu thời bấy giờ đơng đảo, mà chỉ có một lịng một ý. Khơng một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung .... Trong cộng đồn, khơng ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tùy theo nhu cầu” (Cv 4, 32. 34-35).28F

30

30Sử gia Do thái, Joseph (qua đời khoảng năm 93 sau Công nguyên)đã vẽ lên bức tranh tương tự về nhóm Esseniên tai Qumran (Những cuộc chiến của người Do thái,

94

Chúng ta không cần phải giải thích những xác quyết trên đây theo mặt chữ. Hiển nhiên, người ta đã không bán đi tất cả nhà cửa của mình, nhưng họ đã sẵn sàng cho đi những của cải dư thừa và mở rộng tấm lòng đối với những ai đang cần đến.

Những thí dụ về việc quan tâm đến người nghèo, chúng ta có thể tìm thấy nhiều gương mẫu điển hình ở bất cứ chỗ nào trong Tân Ước. Khi Giacôbê, Kêpha (Phêrô) và Gioan

nhận thay sứ vụ đặc biệt của Phaolô đối với dân ngoại, họ cũng đã cổ vũ Phaolô và cộng tác viên của ông là Banaba, hãy quan tâm đến người nghèo.29F

31Như thánh Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Galat: “Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm” (Gl 2,10).

Sau đó Phaolơ đã tổ chức một cuộc lạc quyên nhân danh các tín hữu nghèo ở Giêrusalem và chính ngài đã trao lại cho họ (đọc 2Cr 8-9). Ngài tỏ lòng biết ơn trước sự quảng đại đóng góp mà ngài đã nhận được từ các giáo đồn ở Makêđơnia và Akhaia miền nam Hy Lạp (x. Rm 15,25-28; 2Cr 8,1- 4; 9,2). Những lời đề nghị của ngài đối với tín hữu thành Cơrintơ nghe như một chiến lược về việc lạc quyên:

2.8.3):

Những người này khinh chê của cải .... Không thấy ai trong số họ có nhiều tài sản hơn người khác; có một khoản luật giữa họ là hễ ai gia nhập nhóm đều phải để những gì họ có làm của chung; ... và vì thế, giữa họ dường như chỉ có một gia sản chung giữa anh em với nhau (Whiston 1980, 476).

31Thứ tự trong danh sách ba người đứng đầu có lẻ Giacơbê giữ vai trị trội vượt trong Giáo Hội tại Giêrusalem sau khi Phêrô (Kêpha) rời đi (x. Cv 12,17; 21,18). Đây không phải là Giacôbê con ông Giêbêđê, hay, theo ý kiến của nhiều nhà chú giải, đây cũng khơng phải là Tơng đồ khác mang tên đó (con của Anphe), nhưng theo danh sách trong Tin Mừng Máccơ thì Giacơbê nay lại là anh em của Chúa Giêsu (Mc 6,3).

95

“Về việc quyên tiền giúp các người thuộc dân thánh, tôi đã truyền dạy cho các Hội Thánh ở Galát như thế nào, thì anh em cũng làm như vậy. Ngày thứ nhất trong tuần, mỗi người trong anh em hãy để riêng ra những gì đã may mắn thu góp được, chứ đừng đợi khi tôi đến rồi mới quyên. Khi tới, tôi sẽ cử những người được anh em chấp thuận đi Giêrusalem, mang thư và quà, anh em đã rộng rãi quyên tặng. Và nếu xét tơi nên đi, thì họ sẽ cùng đi với tôi” (1Cr 16,1-4).

Phaolô và Banaba cũng hoạt động như những người liên lạc cho các tín hữu tại Antiokia nhằm qun góp trợ giúp cho những tín hữu trong thời gian họ phải chịu nạn đói hồnh hành, “các mơn đệ mới quyết định là mỗi người tùy theo khả năng, sẽ gửi quà giúp đỡ anh em ở miền Giuđê”

(Cv 11,29).

Với ý thức rằng: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1Tm 6,10), Thánh Phaolô cũng đưa ra những lời khuyên chân thành đối với vị Giám Mục trẻ Timôthê phải làm thế nào để quản lý các việc trần thế (1Tm 6,6-10). Ngài cũng căn dặn Timôthê những lời tương tự như thế khi khuyên nhủ những người giàu có trong cộng đồn:

“Những người giàu ở trần gian này, anh hãy truyền cho họ đừng tự cao tự đại, cũng đừng đặt hy vọng vào của cải phù vân, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng cung cấp dồi dào mọi sự cho chúng ta hưởng ng. Họ phải làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, phải ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy họ tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (1Tm 6. 17-19).

96

theo những lý tưởng ấy. Thực tế cho thấy, thay vì hảo tâm với người nghèo, họ lại thường trở thành những kẻ áp bức bóc lột. Trong tất cả các tác giả Tân Ước, chỉ mình Giacơbê là người quy lỗi cho người giàu nghiêm khắc nhất:

“Giờ đây, hỡi những kẻ giàu có, các người hãy than van rên rỉ về những tai họa sắp đổ xuống trên đầu các ngươi. Tài sản của các người đã hư nát, quần áo của các người đã bị mối ăn. Vàng bạc của các người đã bị rỉ sét; và chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các người; nó sẽ như lửa thiêu hủy xác thịt các người. Các người đã lo tích trữ trong những ngày sau hết này. Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên ốn trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh. Trên cõi đất này, các người đã sống xa hoa, đã bng theo khối lạc, lịng các người đã được no đầy thoả mãn trong ngày sát hại (Gc 5,1-5; x. 1,9-11; 2,67).

Một phần của tài liệu 024514_icon (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)