Trẻ em có rất nhiều cơ hội để học hành cách gián tiếp qua các trò chơi (x. Mt 11, 16-17; Lc 7, 31-32), qua việc tham dự các nghi thức tôn giáo và các sự kiện trong xã hội, qua việc hàng ngày tiếp xúc với người khác ngoài phố chợ, láng giềng và bất cứ nơi nào người lớn tụ tập để tán gẫu và trao đổi tin tức.
Cổ nhân cho biết kinh nghiệm là thầy dạy tốt nhất. Hiểu như thế, chúng ta cùng tìm hiểu một số đoạn văn dưới đây một vài lĩnh vực khác nhau đã đóng góp phần lớn cho sự hiểu biết của Chúa Giêsu khi Ngài lớn lên và cung cấp cho Ngài kho tàng kiến thức phong phú mà Ngài dựa vào sứ vụ giảng dạy của mình.
a. Mơi trường thiên nhiên
Chẳng có gì lạ, Chúa Giêsu đã từng sống trong môi trường nông nghiệp, Ngài quen với việc cày ruộng (Lc 9, 62; 17, 7) việc gieo giống (Mt 13,4; Mc 4,3; Lc 8,5) việc gặt hái, sang say thóc (Ga 4, 3538) và việc trữ thóc vào kho (Mt 13,30; Lc 12,1618).
Có lẽ khi cịn nhỏ, Chúa Giêsu đã được nghe những
Ngài đối với vấn đề ly dị (Mt 19,3), họ thực sự muốn Ngài tuyên bố Ngài thuộc trường phái Hillel hay Shammai.
29
người nơng dân nói về chất đất khác nhau và ảnh hưởng của chúng trên năng suất lúa (Mt 13,3-18; Mc 4,3-8; Lc 8,5-8),
sự thất thường của thời tiết (Mt 16,2-3; Lc 12,54-55), việc nhổ cỏ dại vào lúc thích hợp (Mt 13,30), việc tỉa ngành nho để chúng sai trái hơn (Ga 15,2). Chúng ta không bao giờ liệt kê hết tất cả những sự kiện này (Mc 4, 26-29).
Mặc dù chúng ta không muốn khai thác hết những điểm này làm cho độc giả mệt đầu. Một đàng, không muốn đào sâu điểm này quá đáng bằng vô số những điểm tham chiếu khác nhưng chúng ta cũng phải lưu ý Chúa Giêsu rất đề cập đến chim muông, cây cối và các lồi thảo mộc, tơm cá, cơn trùng, rắn rết và các loài động vật.
b. Môi trường lao động
Ngồi những sinh hoạt nơng nghiệp ở trên, chắc chắn Chúa Giêsu còn được biết đôi điều về việc xây dựng (x. Lc
12,18; Mt 7,24-27; Lc 14,28-30) dựa vào kinh nghiệm cá nhân của Ngài khi làm thợ mộc (Mt 13,55; Mc 6,3). Qua các
dụ ngôn của Ngài, chúng ta biết kinh nghiệm của Ngài chứng thực rằng Ngài thông hiểu rất nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng khác nhau như: thuê nhân công (Lc 16,1-2),
sa thải công nhân (Mt 20,1-15), dịch vụ ngân hàng (Mt 25,27; Lc 19,23), thu nợ (Mt 18,23-35; x. Lc 7,41-42), và (không thể kể hết được) việc mua bán (Mt 13, 44-46; Lc 14,18-19).
c. Môi trường xã hội
“Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan” (Lc 2,52), Chúa Giêsu học hỏi nhiều qua các mối tương giao, hay qua việc quan sát những người chung quanh. Ngài đồng cảm với niềm vui và phong tục trong những dịp vui như cưới
30
hỏi (hình ảnh đơi khi ta thấy một vài sự kiện trong dụ ngôn của Ngài). Tuy nhiên, khi giảng dạy công khai, Chúa Giêsu cũng tỏ ra rất am tường vấn đề gia đình, những nỗi khổ của những người bị gạt ra ngoài lề xã hội (x. Lc 12,13; 15,11- 13; 21,34), cảnh ngộ khốn khổ của những người bị trói buộc
(người mù, câm, kẻ bị quỉ ám, v.v ...), những đau khổ và bất cơng do những người giàu có và quyền thế gây ra, một ngày nào đó họ sẽ phải trả lời trước mặt Chúa (Mc 12,40; Lc 20, 47; Mt 18,25; Lc 16,19-31), những rủi ro cho tính mạng do ảnh hưởng của những người làm ăn phi pháp (Mt 12,29; Mc 3,27; Lc 11,21-22; Lc 10,30).
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, kiến thức của Chúa Giêsu về vấn đề liên quan đến luật pháp và chính trị hơn hẳn mức độ hiểu biết của những người dân trung bình (x. Mt 18,15-18; Mt 5,40; Lc 12,57-58). Quả thật, có nhiều người đã gặp Chúa Giêsu để nhờ Ngài giải quyết vấn đề tranh chấp theo luật pháp (Lc 12,13-14 - chia gia tài).